Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại

CTG - Khoảng 2.555 cây thông ba lá đã được trồng ở Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (đồi Charlie, còn gọi đồi Sạc Ly) và Điểm cao 1049 (đồi Delta). Để chiếm tuyến phòng thủ quan trọng này đã diễn ra những trận đánh vô cùng khốc liệt giữa ta và địch, bởi thế mà nơi đây được ví như đồi "xay thịt người".

Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 1

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn tưới cây thông 3 lá vừa trồng

Ngày 6/6, Tỉnh Đoàn Kon Tum cho biết, đơn vị vừa phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức lễ phát động trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2023, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 trên địa bàn.

Các đơn vị đã trồng 2.555 cây thông ba lá ở Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (đồi Charlie, còn gọi đồi Sạc Ly) và Điểm cao 1049 (đồi Delta) thuộc địa phận huyện Sa Thầy, Kon Tum.

Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 2
Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 3
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cùng lãnh đạo huyện Sa Thầy dâng hương trước khi trồng cây xanh trên đồi Sạc Ly và đồi Delta
Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 4
Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 5

Thanh niên là lực lượng cốt lõi trồng 2.555 cây xanh ở di tích lịch sử

Ông Lê Ngọc Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đề nghị các ngành, các cấp phấn đấu hơn nữa để thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ; Nghị Quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI; Đề án phát triển lâm bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2025 trồng mới được 15.000 ha rừng và 3 triệu cây xanh phân tán.

Trồng hơn 2.000 cây thông phủ xanh đồi huyền thoại ảnh 6

Việc trồng cây sẽ chống xói mòn ở khu di tích lịch sử

Điểm cao 1015 và 1049 là những mắt xích trọng yếu của tuyến phòng thủ bảo vệ thị xã Kon Tum và các căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh, Plei Kần, Plei Kleng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại đây đã diễn ra các trận đánh vô cùng khốc liệt giữa ta và địch, đặc biệt là trận đánh then chốt mở màn cho Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 trên chiến trường Tây Nguyên của Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320.

Chiến thắng trong các trận đánh này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phá vỡ tuyến phòng thủ phía Tây sông Pô Kô của địch. Cũng bởi vậy mà nơi đây từng được ví như đồi "xay thịt người".

Theo TPO