![]() |
"Chi phí cá nhân và xã hội của những người nghỉ học chưa có bằng cấp ngày càng tăng lên", tổng thư ký OECD, Angel Gurria nói, "Bằng mọi cách, chúng ta không được phép đánh mất thế hệ tương lai. Dù có phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách, Chính phủ vẫn phải tiếp tục đầu tư nhằm duy trì chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những nước gặp phải vấn đề ngân sách và con người". "Đầu tư vào giáo dục không chỉ là vấn đề về tiền bạc. Nó cũng là một sự đầu tư vào con người, đầu tư vào tương lai".
Theo thống kê sơ bộ hiện nay, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở trên thế giới trung bình khoảng 82%. Những người trong số 18% còn lại sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn trong việc tìm kiếm việc làm.
Hơn 50% thanh thiếu niên không đi học ở lứa tuổi từ 15 đến 19 hiện nay đều đang thất nghiệp hoặc chưa có việc làm. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia, những thanh niên không có việc làm và không đi học thì đều không được nhận hỗ trợ phúc lợi xã hội. Và so với lứa tuổi trưởng thành, nguy cơ từ bỏ không tiếp tục tìm kiếm việc làm và mất cơ hội tiếp cận thì trường lao động của họ cao hơn gấp 2 lần.
Chính vì thế, Chính phủ cần phải đầu tư vào giáo dục. Xét về lâu dài, ngân sách của họ sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư này. Những người có học vấn càng cao thì càng ít có khả năng cần tới trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ phúc lợi, và nộp thuế nhiều hơn khi họ tham gia vào thị trường lao động.
Theo Tia Sáng