Theo Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang, sau 10 năm sắp xếp, đổi mới, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã cổ phần hóa hơn 100 doanh nghiệp, hiện chỉ còn 5 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa. Từ chỗ tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn trước cổ phần hóa chỉ 3% đến 4% thì nay đạt khoảng 27%. Sau cổ phần hóa tỷ lệ tích lũy vốn tăng lên gấp 3 lần. Năm 2001, Tập đoàn chỉ có lợi nhuận là 7,7 tỷ đồng thì đến năm nay, Tập đoàn có lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên quá trình đổi mới, phát triển doanh nghiệp cũng có nhưng khó khăn nhật định, cái khó khăn nhất của cổ phần hóa là theo nghị định 109, dẫn đến vấn đề cổ phần hóa chậm lại do cơ chế tính giá trị thương mại đất vào cổ phần hóa doanh nghiệp, công nghiệp dệt may không thể chịu nổi.
Còn theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Vinaconex Nguyễn Văn Tuân – đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ - cho rằng cổ phần hóa cần tránh biên thành tư nhân hóa. Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp phải mình bạch, công khai. Bên cạnh đó, cần lưu ý những vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa thì cần thiêt phải xây dựng chiến lược phát triển. Doanh nghiệp chuển sang mô hình cổ phần thì đích pghair là sản phẩm sạch niêm yết trên sàn chứng khoán, mơi thể hiện rõ năng lực quản lý quản trị, công khai minh bạch.
Nhìn từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ cũng đặt ra một vấn đề là sau khi cổ phần hóa, cơ chế chưa đủ hấp dẫn nên sự tham gia của các chủ đầu tư chiến lược còn chưa nhiều; do vậy, chưa huy động được các nhân tố mới vào quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong khi đó chưa có hành lang pháp lý để tuyển chọn người ngoài doanh nghiệp đủ năng lực. Theo Thứ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, với những hạn chế này, nhiều khi hoạt động của công ty cổ phần vẫn mang dáng dấp của doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, phương thức cổ phần hóa doanh nghiệp thường là: cổ phần hóa các doanh nghiệp từ dưới lên, từ bộ phận doanh nghiệp đến doanh nghiệp thành viên, rồi đến tổng công ty, vì vậy đang tạo ra sự bất cập trong quản lý, điều hành của công ty mẹ.
Thực tế, cổ phần hóa là giải pháp quan trọng để thực hiện tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa còn chậm, việc thí điểm chuyển các Tổng công ty, công ty Nhà nước sang mô hình Tập đoàn kinh tế còn nhiều bất cập. Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phù hợp thực tiễn để đẩy mạnh cổ phần hóa, mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Một quan điểm khác cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp phải bắt đầu từ tái cấu trúc nền kinh tế , trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến đổi mới thể chế để tạo động lực thôi thúc cải cách từ bên trong doanh nghiệp.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung lưu ý hai bước quan trọng trong việc cải cách thể chế trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Thứ nhất, phải tạo lập một thể chế, trong đó các quy định liên quan đến những yếu tố của môi trường kinh doanh phải hoàn toàn giống nhau giữa doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Những quy định khác hoặc quá trình thực hiện còn tạo ra đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp Nhà nước phải được loại bỏ hoàn toàn. Các nguyên tắc thị trường phải được áp dụng đầy đủ đối với doanh nghiệp nhà nước, trường hợp thua lỗ phải bị phá sản chứ không phải được nhà nước trả thay, hay khoanh nợ. Thứ hai, đối với thể chế quản trị doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện theo khung giám sát về quyền sở hữu, quản trị, kinh doanh…theo thông lệ quốc tế. Cái có thể làm ngay là ban hành quy trình minh bạch hóa thông tin. Bởi vì thông tin như mạch máu để giám sát, không có thông tin thì không thể giám sát tốt.
Theo NĐBND