PV: Xin bà giới thiệu đôi nét về hoạt động của CSIP?
Bà Phạm Kiều Oanh: Hoạt động của CSIP cũng chỉ mới bắt đầu khoảng trên 1 năm nay. Trong năm 2009, CSIP đã hỗ trợ được 10 anh chị là những người đang thực hiện 7 dự án xã hội, ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện giờ cả 7 dự án này đều đang được tiến hành rất tốt.
Đấu tháng 5/2010, CSIP sẽ mở đợt đăng ký kêu gọi tham gia chương trình lần thứ 2 tiếp tục tuyển, lựa chọn các Doanh nhân xã hội để hỗ trợ. Các kênh của CSIP mong muốn phát triển ở Việt Nam 1 phong trào Doanh nhân xã hội.
|
PV: Những mảng công việc mà CSIP tập trung là gì thưa bà?
Bà Phạm Kiều Oanh: CSIP tập trung vào 3 mảng công việc lớn.
Thứ nhất, hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho các Doanh nhân xã hội là những con người cụ thể của dự án cụ thể, để làm mô hình thí điểm và để cho cộng đồng xã hội bước đầu ghi nhận sự đóng góp của Doanh nhân xã hội trong sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, đó là mảng truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, của tất cả đối tác có liên quan về Doanh nhân xã hội. Trong mảng hoạt động này thì CSIP có tổ chức hội thi Sinh viên Thắp sáng ý tưởng Doanh nhân xã hội vì cộng đồng. Đây là hội thi lần đầu tiên CSIP làm. Thông qua đó muốn các bạn sinh viên hiểu biết thêm về góc tiếp cận mới này, và suy nghĩ xem mình có thể làm được gì, đóng góp gì cho phong trào chung. Cuộc thi của năm nay đã được tiến hành tương đối thành công. CSIP có làm việc với Khoa Quốc tế - ĐH Hà Nội; các trường Đại học, Hội Doanh nhân trẻ,… với mong muốn các ý tưởng sáng tạo của thanh niên sẽ được khuyến khích để các bạn phát triển nó và có điều kiện triển khai nó trên thực tế. Nói theo một nghĩa nào đó thì đây cũng chính là bước khởi nghiệp ban đầu của các bạn trẻ. Quan trọng là các bạn dám nghĩ, dám làm, dám đưa các ý tưởng vào thực tế.
Thứ ba, đây là mảng mà CSIP chưa triển khai được mạnh trong năm qua. Đó là mảng nghiên cứu và vận động chính sách để nhà nước có thể tạo ra các khuôn khổ pháp lý, môi trường hoạt động phù hợp, hỗ trợ Doanh nhân xã hội phát triển.
PV: Sau cuộc thi Thắp sáng ý tưởng Doanh nhân xã hội 2009 cho sinh viên Hà Nôi, CSIP có ý định tổ chức cuộc thi nào tới đây?
Bà Phạm Kiều Oanh: CSIP mong muốn tiếp tục sẽ được tổ chức các cuộc thi như vậy cho sinh viên, bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng sự hưởng ứng của sinh viên khá là cao. Tháng 4/2010, CSIP lên kế hoạch để xem năm nay sẽ tiến hành như thế nào.
|
PV: Doanh nhân xã hội khác Doanh nhân thương mại như thế nào thưa bà? Một số hỗ trợ của CSIP cho các Doanh nhân xã hội tham gia chương trình:
Bà Phạm Kiều Oanh: Doanh nhân xã hội là thuật ngữ vay của Doanh nhân để muốn nói những người có phẩm chất như những người Doanh nhân. Họ cũng như những Doanh nhân, là người tiên phong, đưa ra ý tưởng, dịch vụ để giải quyết những bài toán thị trường. Nói đến Doanh nhân xã hội thì tính sáng tạo là yếu tố đầu tiên. Thứ hai, cách thức làm việc của Doanh nhân xã hội cũng giống như các Doanh nhân thương mại, nhưng khác là hoạt động tạo ra lợi nhuận của họ để giải quyết vấn đề xã hội. Có nghĩa là, mục tiêu xã hội là mục tiêu trọng tâm và xuyên suốt của hoạt động Doanh nhân xã hội.
- Hỗ trợ tài chính: Doanh nhân xã hội sẽ được cung cấp một khoản ngân sách để phát triển ý tưởng, dự án của mình (3.000 – 5.000 USD cho Doanh nhân xã hội giai đoạn Khởi sự và 20.000 – 30.000 USD cho Doanh nhân xã hội giai đoạn Cất cánh).
- Hỗ trợ kỹ thuật: giúp những người khởi xướng đề án củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội cũng như nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý để xây dựng tổ chức một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ pháp lý: cung cấp cho những người khởi xướng đề án kiến thức thiết yếu về pháp luật để vận hành một doanh nghiệp xã hội phù hợp với luật pháp và chính sách nhà nước.
Ngoài ra, CSIP hỗ trợ các Doanh nhân xã hội trong tuyên truyền và gây dựng mạng lưới.
PV:Vì sao CSIP hỗ trợ Doanh nhân xã hội ( hỗ trợ cá nhân) , chứ không hỗ trợ dự án?
Bà Phạm Kiều Oanh: CSIP tin tưởng rằng đầu tư vào Doanh nhân xã hội , vào những nhà lãnh đạo có ý tưởng và khả năng thực hiện hóa ý tưởng đó để mang lại lợi ích xã hội hay môi trường cho cộng đồng là cần thiết ở Việt Nam. Vì : đầu tư vào người lãnh đạo là đầu tư mang lại lợi ích chiến lược lâu dài hơn so với đầu tư thực hiện các hoạt động cụ thể; Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức xã hội và môi trường. Chúng ta cần những Doanh nhân xã hội, người đưa ra và tổ chức thực hiện những giải pháp sáng tạo, hiệu quả và thích ứng nhanh nhạy với những diễn biến phức tạp và nhanh chóng của thách thức này; Hiện Doanh nhân xã hội Việt Nam chưa được xã hội biết đến một cách đầy đủ. Việc CSIP đầu tư và tôn vinh vai trò của Doanh nhân xã hội sẽ góp phần nâng cao nhận thức và sự công nhận của xã hội đối với Doanh nhân xã hội, từ đó khơi dậy phong trào doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
PV: Vậy CSIP đã có những kế hoạch cụ thể nào để truyền thông cho Doanh nhân xã hội?
Bà Phạm Kiều Oanh: Trong thời gian vừa qua CSIP đã làm việc với khá nhiều các báo đài. Trong tháng 3 vừa qua, chương trình truyền thông về khái niệm Doanh nhân xã hội là gì? diễn ra khá rầm rộ. Có hơn 10 phóng sự trên truyền hình,… Tất cả những kết quả truyền thông đó đã dần dần giới thiệu cho mọi người về khái niệm này. Trong thời gian tới, CSIP hy vọng có nhiều ý tưởng, thu thập được các tấm gương của Doanh nhân xã hội in thành ấn phẩm phát hành rộng khắp.
PV: Ý tưởng Doanh nhân xã hội nhận được đầu tư phải đạt được những tiêu chí nào thưa bà?
Bà Phạm Kiều Oanh: Một năm CSIP nhận đề án 1 lần.Như năm 2009, chúng tôi tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề án vào tháng 6. Tiêu chí đánh giá đối với các dự án rất rõ ràng. Thứ nhất, bản thân cái ý tưởng, dự án đó có ý nghĩa xã hội ở mức độ như thế nào? Có tính sáng tạo hay không? Thứ hai, phẩm chất của người có ý tưởng đó?... CSIP mong muốn tạo ra sự khác biệt và tạo ra trào lưu mới.
Xin cảm ơn bà!
7 dự án CSIP hỗ trợ Doanh nhân xã hội trong năm 2009
|
Huyền Trang