Rõ ràng là phụ nữ ở mọi cấp, mọi nhóm từ những cấp cơ sở đến những tổ chức nội bộ hỗ trợ công ty đã mang lại những thành công to lớn cho cả nhân viên và người chủ trong nền kinh tế khó khăn này. Những mạng lưới này nuôi dưỡng sự phát triển nghề nghiệp, kết nối phụ nữ với những đồng nghiệp trong các phòng, ban khác, tạo ra cơ hội để học hỏi và luyện tập những kĩ năng lãnh đạo và thúc đẩy sự tự tin của họ trong việc thực hiện các bước tiếp theo.
Nhưng sau đó là gì nữa? Vấn đề tất yếu với nhiều mạng lưới là chúng rất dễ trở thành một nhóm những người cùng địa vị với nhau để kêu ca, phàn nàn như một nhà lãnh đạo đã nói: "về việc là một phụ nữ trong công ty khó như thế nào." Những mạng lưới như vậy chỉ hỗ trợ nhưng không giúp bạn phát triển tới mức cao hơn.
Để có thể có bước nhảy thành công đó đòi hỏi một điều cụ thể hơn: một người bảo trợ. Hơn cả một người hướng dẫn, người bảo trợ là người ở vị trí cấp cao luôn sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp, giới thiệu đúng người, hiểu rõ và giảng dạy bí mật ngôn ngữ của sự thành công và quan trọng nhất "sử dụng tài chính" cho người được họ bảo trợ. Một người phụ nữ mô tả một nhà tài trợ là người "có thể thay mặt bạn trực tiếp can thiệp vào mọi chuyện để tạo ra thực tại khác biệt cho bạn."
![]() |
Đây chính là thách thức quan trọng đối với những phụ nữ có tham vọng với tới những vị trí cấp cao. Theo khảo sát của tổ chức Center for Work-Life Policy (trung tâm chính sách đời sống - việc làm) thuộc nghiên cứu "On-Ramps and Off-Ramps Revisited" (sẽ được xuất bản trong Harvard Business Review vào tháng sáu), 89% những phụ nữ có năng lực cao không có một nhà bảo trợ và 68% thiếu người hướng dẫn.
Những công ty có tư duy tiến bộ ghi nhận rằng sự không công bằng tiềm ẩn này cản trở họ trong việc nhận diện và phát triển những tài năng tiềm năng. Thay về để mặc những mối quan hệ quan trọng mang tính chiến lược này, những người chủ thông minh đang trở thành những người "mai mối".
Khi American Express tiến hành khảo sát nhân viên vào cuối năm 2008, công ty này khám phá ra rằng dù hơn nửa số nhân viên là phụ nữ nhưng trong 500 vị trí hàng đầu của công ty thì cứ ba vị trí mới có một vị trí là do phụ nữ đảm nhiệm. Giống như rất nhiều công ty lớn khác, phụ nữ vẫn chưa vươn được tới những vị chí chủ chốt nhất.
Để phá vỡ rào cản này, American Express đã tạo ra chương trình "Phụ nữ ở mọi cấp bậc". Với sự hỗ trợ toàn lực từ CEO, Ken Chenault, chương trình nhằm mục đích phát hiện và phát triển phụ nữ có tiềm năng đạt được một cương vị ở hai mức cao nhất và cho họ nhiều cơ hội để tương tác và thể hiện mình với ban giám đốc.
Cùng lúc đó, công ty cũng tiến hành đào tạo để nâng cao nhận thức về những lối tư duy khác nhau của mọi người, giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn để giảm thiểu những định kiến vô thức nhằm thúc đẩy "những người như tôi."
Để chứng minh thêm cho những cam kết của công ty với phụ nữ trong lãnh đạo, rất nhiều phụ nữ sắp sửa được bổ nhiệm vào các vị trí giám đốc sẽ tham gia vào cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên cho giám đốc nữ vào tháng 9 năm 2010 của công ty.
"Chúng tôi hy vọng vào các cam kết ngày càng lớn từ những nữ nhân viên cao cấp tài năng khi họ được trải nghiệm những quyền hạn như những người đồng nghiệp nam giới cùng vị trí khác và những người ủng hộ họ", Kerrie Peraino, giám đốc của American Express nói.
Ngoài ra, Ken Chenault và những nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng cam kết tham dự cuộc họp. Điều này làm tăng hiệu quả trách nhiệm của những cam kết.
Deloitte cũng đang tiến hành "một phương pháp hai mục đích" để mở đường cho những nữ nhân viên triển vọng nhất của họ. "Khía cạnh lãnh đạo" hợp tác Trường quản lý Simmons là một chương trình 5 ngày giúp một nhóm các đối tác, giám đốc nữ có được sự hiểu biết vô giá về năng lực lãnh đạo, củng cố kỹ năng xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới làm việc chuyên nghiệp của họ.
Một chương trình khác, Hướng tới thắng lợi, trang bị cho những phụ nữ có tiềm năng vươn tới các vị trí lãnh đạo với khóa học 18 tháng. Ngoài việc hướng dẫn trực tiếp một kèm một, người tham gia còn có thể tham dự vào các cuộc họp lãnh đạo để họ có cơ hội trực tiếp thể hiện mình với các giám đốc và những nhà bảo trợ tiềm năng.
Citi và Cisco cũng có cam kết tương tự trong việc cất nhắc những nhân viên nữ có năng lực. Chương trình phát triển sự lãnh đạo của phụ nữ Citi liên kết với Trường quản lý UCLA Anderson tập hợp những nhân viên nữ có tham vọng với vai trò quản lý cấp cao lại để củng cố những kĩ năng cơ bản như làm việc mạng lưới chiến lược, giao tiếp để có ảnh hưởng lớn hơn và lãnh đạo chiến lược. Gần 20% người tham dự có cơ hội đạt được chức vụ hoặc cấp bậc cao hơn.
Chương trình ủng hộ toàn diện của Cisco thực hiện vào tháng 11 năm 2008 ghép nhóm đôi những nhân tài tiềm năng nhất của công ty- cả nam lẫn nữ- với một giám đốc hoặc phó giám đốc "ủng hộ" trong một chức năng khác nhau và khu vực địa lý khác nhau trong giai đoạn 9 tháng để mở rộng mạng lưới nguồn lực mới về vốn tri thức và tài năng và mạng lưới "những người liên hệ có sức ảnh hưởng". Trong vòng một năm trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, một người tham gia đã được thăng chức và một người khác đã được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao ở khu vực khác.
Những người tạo dựng những chương trình này biết rằng không phải lần nào cũng có người thắng cuộc. Nhưng họ hướng tới mục tiêu thành công lâu dài.
Một người xây dựng chương trình của American Express nói: "Chúng tôi tin tưởng rằng việc bảo trợ phải mang lại lợi ích nào đó. Nhưng chúng tôi có thể làm điều gì đó để nuôi dưỡng một hạt giống và đó chính là điều chúng tôi đang làm".
Vậy tổ chức của bạn đang làm gì để phát triển "những người mai mối" chiến lược? Làm thế nào phụ nữ có thể tạo ra sự kết nối chiến lược và có cơ hội thể hiện bản thân để vươn tới những vị trí chủ chốt? Chúng tôi rất vui được nghe ý kiến, chia sẻ của bạn.
- Bài viết của Sylvia Ann Hewlett trên Harvard Business Publishing. DeAnne Aguirre là đồng tác giả của bài đăng này, bà là phó chủ tịch tại Booz & Company. Bà là một chuyên gia về hiệu quả tổ chức nhân tài và thay đổi sự lãnh đạo. Bà và Sylvia Hewlett là đồng lãnh đạo của Global Talent InnovationTM.
Theo Tuần Việt Nam