Dòng Ngũ Huyện Khê đang bị “bức tử”
(CTG) Dòng sông Ngũ Huyện Khê nối giữa sông Cầu và sông Đuống chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do tình trạng xả chất thải, nước thải chỉ qua xử lý thô sơ ở các làng nghề sản xuất giấy ven sông thuộc địa phận thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du. Vừa qua, nhóm PV Cổng tri thức Thánh Gióng và Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã có chuyến đi thực tế và ghi lại những hình ảnh “đầu độc” dòng Ngũ Huyện Khê ở xã Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Phú Lâm (huyện Tiên Du)

Cô đặc giấy bằng cách hòa tan hỗn hợp bột giấy và bột đá nhằm tẩy trắng giấy và tăng lợi nhuận sản xuất giấy. Ảnh chụp tại Máy 2, Công ty SX Giấy và Bao bì Phú Giang – KCN Phú Lâm
|

Hàng chục bao bột đá chất đống ở phân xưởng sản xuất giấy Máy 2 của Công ty SX Giấy và Bao bì Phú Giang – KCN Phú Lâm
|

Hàng tháng có 1400 – 1500 tấn giấy được sản xuất tại phân xưởng này…
|

Nhưng có khoảng 300 tấn chất thải rắn, rác thải và nước thải (có chứa bột đá chỉ được xử lý thô sơ qua bể lắng lọc)… được cho thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê.
|

Đường ống dẫn thải ra sông Ngũ Huyện Khê
|

Chỉ một đoạn đê dài chưa đầy 1km, đã có đến 4 đường ống dẫn xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê
|

Rất vất vả mới có thể tiếp cận được đường ống dẫn thải lộ thiên sát triền đê và “khuất” sau lùm cây.
|

“Con đường rác thải” mờ mịt… khói, bụi nối 2 xã Phong Khê và Phú Lâm
|

Chất thải rắn của các nhà máy sản xuất giấy tại KCN Phú Lâm còn được tập kết tại "hậu viên" của các nhà máy
|

Bác Nguyễn Thị Hạnh, thôn Hạ Giang 2, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du ngày ngày lọc rác, “rửa” túi nilon bên dòng nước đen ngòm, ngập ngụa trong rác thải để đem bán cho các cơ sở tái chế.
|

Cùng dân làng, dân tứ xứ về lọc rác, lọc kim loại đem bán…
|

Nhưng để lọc cho nhanh, họ đốt rác vụn, rác không dùng được. Việc làm này gây ô nhiễm môi trường nơi đây.
|

Không chỉ chịu đựng nguồn rác thải từ các xí nghiệp sản xuất giấy, dòng Ngũ Huyện Khê còn bị bòn rút cát để phục vụ san lấp mặt bằng, xây thêm nhiều nhà xưởng mới
|

Chủ tịch xã Phú Lâm Nguyễn Tiến Văn cho biết: “Hồ ngay sát KCN bị nhiễm khuẩn nước, sen trồng, cá nuôi ở đó vốn đã không thể sử dụng được từ lâu”.
Theo một nghiên cứu của Unicef thì từ năm 1993, nguồn nước ngầm (khoan sâu 34m) ở xã Phú Lâm đã bị nhiễm Asen, Fe… (các chất có nguy cơ gây nhiễm độc, ung thư).
|

Năm 2003 – 2004, các hộ dân phải khoan sâu 64 – 65m thì mới lấy được nước trong. Và những nhà có điều kiện đã bắt đầu mua máy lọc nước (gần 3 triệu đồng) để đảm bảo an toàn.
|

Người dân chẳng thể khiếu kiện gì vì bản thân họ cũng trông chờ nguồn tiền lương làm công ở các xưởng giấy trên.
|

Lĩnh hậu quả nước thải từ nhà máy sản xuất cồn Hiển Nhung và cụm CN SX giấy Phong Khê - Phú Lâm, đoạn tiếp giáp sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu bốc lên mùi hôi thối khó chịu do nước thải, chất thải ứ đọng vì bị nắp cống chặn từ 6, 7 năm nay.
|

Nhiều người dân cư trú, nhất là trẻ nhỏ ở khu vực lân cận có hiện tượng bị lao phổi. Người dân sống gần khu giáp ranh giữa hai con sông luôn ra đường khi đã… bịt khẩu trang.
|
P.K