Hôm thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết năng suất lao động khu vực phi nông nghiệp trong quý 2 đã tăng 6,4% - mức tăng mạnh nhất kể từ quý 3/2003, từ mức tăng 0,3% trong quý 1/2009. Ngay khi thị trường mở cửa, cả ba chỉ số chứng khoán đã giảm 0,75% và hình thành nên xu hướng giảm điểm trong cả ngày giao dịch
Trong quý 2, nhiều tập đoàn ở Mỹ đã cắt giảm tối đa các chi phí, cải tiến kỹ thuật.... Điều này đã giúp nhiều tập đoàn có kết quả kinh doanh khả quan hơn - điển hình là Tập đoàn Caterpillar và 3M.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, ngày 11/8, Ủy ban Giám sát Quốc hội Mỹ đã cho rằng, Bộ Tài chính Mỹ có thể mở rộng kế hoạch loại bỏ tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính nếu như tình hình xấu hơn.
Thậm chí Ủy ban này còn yêu cầu có đợt kiểm tra đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ - đặc biệt là các ngân hàng thua lỗ nhiều trong hoạt động cho vay bất động sản - để có thể đánh giá được sức khỏe của các ngân hàng đó (giống như đợt kiểm tra 20 định chế tài chính một vài tháng trước).
Nasdaq mất mốc 2.000 điểm
Trước thềm phiên họp kéo dài trong hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), giới đầu tư đang dự báo FED sẽ không nâng lãi suất cơ bản. Dự kiến chiều ngày 12/8, FED sẽ công bố về chính sách tiền tệ và một vài thông tin quan trọng khác.
Trong ngày, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã huy động thành công lượng kỳ phiếu trị giá 37 tỷ USD, kỳ hạn 3 năm, với lãi suất 1,78%. FED hôm 11/8 đã mua 2,7 tỷ USD trái phiếu sau khi bán đi 6,59 tỷ USD các giấy tờ có giá ngắn hạn. Kể từ tháng 3/2009, FED đã mua vào 253 tỷ USD trái phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Ba sau khi chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rochdale dự báo triển vọng kém khả quan về khối ngân hàng.
Bên cạnh đó, báo cáo của Ủy Ban Giám sát Quốc hội cho thấy nợ xấu vẫn là mối lo đối với nhiều ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ có tiền lệ thua lỗ trong lĩnh vực cho vay bất động sản. Chỉ số S&P tài chính giảm 3,5% và chỉ số KBW khối ngân hàng mất 4,4%.
Ngay khi thị trường mở cửa, cả ba chỉ số chứng khoán đã giảm 0,75% và hình thành nên xu hướng giảm điểm trong cả ngày giao dịch.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nhanh chóng giảm 1,5%, còn chỉ số Dow Jones cũng có lúc mất 1,25%. Cổ phiếu khối ngân hàng mất điểm trên diện rộng, với biên độ giảm của một số ngân hàng lớn có lúc đã lên tới 8%.
Cổ phiếu của Citigroup giảm 6,35%, cổ phiếu Bank of America mất 4,98%, cổ phiếu AIG hạ 13,17%, cổ phiếu Zions Bancorp trượt 8,38%, cổ phiếu Regions Financial xuống 4,23%, cổ phiếu CIT Group giảm 18,92%.
Rõ ràng khi không có nhiều thông tin hỗ trợ mà những thông tin bất lợi có vẻ chiếm ưu thế thì giới đầu tư sẽ ngay lập tức phản ứng tiêu cực bằng cách bán cổ phiếu hoặc đứng ngoài quan sát. Và như vậy, thị trường được chứng kiến một phiên giảm điểm với biên độ lớn nhất kể từ đầu tháng 8/2009.
Theo VnEconomy

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/8: chỉ số Dow Jones giảm 96,5 điểm, tương đương -1,03%, chốt ở mức 9.241,45.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 22,51 điểm, tương đương -1,13%, chốt ở mức 1.969,73.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 12,75 điểm, tương đương -1,27%, đóng cửa ở mức 994,35.
Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,17 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.226 cổ phiếu giảm điểm và có 801 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1,91 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.931 cổ phiếu giảm điểm vào có 719 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố số liệu về hoạt động thương mại toàn cầu; đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 10 năm; thông báo của FED về chính sách tiền tệ.
Thứ Năm: Công bố số liệu về bán lẻ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm; công bố kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu CPI, sản xuất công nghiệp; công bố kết quả thăm dò về lòng tin người tiêu dùng Mỹ.
Chứng khoán châu Á ào ào tăng điểm
Thoát khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực của phiên giao dịch trước ở Phố Wall phiên đầu tuần, chứng khoán châu Á đã duy trì đà tăng, dù biên độ tăng không tạo nên đột phá so với phiên trước đó.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tăng thêm 0,5% lên 112,31 điểm. Giá các cổ phiếu trong chỉ số này đang cao gấp 24 lần so với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường châu Á ngừng giao dịch (16h), chứng khoán Anh, Pháp, Đức đang tăng trên 0,4%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 tăng xấp xỉ 0,3%.
Liên quan đến thị trường Nhật, chứng khoán tiếp tục đà tăng nhờ cổ phiếu khối xây dựng sau khi có động đất và một cơn bão gây ảnh hưởng đến một vài khu vực ở Tokyo. Cổ phiếu của Obayashi tăng 5,2%, cổ phiếu Nippon Sheet Glass lên 9,2%, cổ phiếu Shimizu nhích 3,6%, cổ phiếu Taisei tăng 3,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 61,2 điểm, tương đương 0,58%, chốt ở mức 10.585,46. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường Trung Quốc, số liệu kinh tế vĩ mô vừa được công bố cho thấy xuất khẩu và các khoản cho vay mới ra nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong tháng 7 đã sụt giảm, trong khi sản xuất công nghiệp tăng ít hơn dự báo.
Cụ thể, theo cơ quan thống kê Trung Quốc, xuất khẩu trong tháng 7 đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu giảm 14,9%, đưa thặng dư thương mại lên 10,63 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp tăng 10,8%, từ mức 10,7% trong tháng 6 và thấp hơn mức dự báo 11,5% của giới phân tích. Doanh thu bán lẻ trong tháng 7 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 15% trong tháng 6.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho hay các khoản cho vay mới ra nền kinh tế trong tháng 7 giảm xuống 355,9 tỷ Nhân dân tệ (52 tỷ USD).
Chứng khoán Trung Quốc phiên này đã lấy lại đà tăng khi chỉ số Shanghai Composite tăng 14,97 điểm, tương đương 0,46%, chốt ở mức 3.264,73.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản tháng thứ 6 ở mức 2%/năm. Kể từ tháng 11/2008 đến tháng 1/2009, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã cắt giảm 3,25% lãi suất cơ bản trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã chi 167,1 nghìn tỷ Won (137 tỷ USD), tương đương 64,8% ngân sách năm 2009 để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng trưởng.
Phản ứng trước quyết định của Ngân hàng Trung ương, chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục duy trì đà tăng điểm. Kết thúc phiên, chỉ số KOSPI tăng 3,1 điểm, tương đương 0,2%, chốt ở mức 1.579,21.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 0,38%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam nhích 0,6%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,69%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ 1,33%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,58%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 2,09%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.337,95 | 9.241,45 | ![]() | ![]() |
Nasdaq | 1.992,24 | 1.969,73 | ![]() | ![]() | |
S&P 500 | 1.007,10 | 994,35 | ![]() | ![]() | |
Anh | FTSE 100 | 4.722,20 | 4.671,34 | ![]() | ![]() |
Đức | DAX | 5.418,12 | 5.285,81 | ![]() | ![]() |
Pháp | CAC 40 | 3.504,54 | 3.456,18 | ![]() | ![]() |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.882,87 | 6.909,02 | ![]() | ![]() |
Nhật | Nikkei 225 | 10.524,26 | 10.585,46 | ![]() | ![]() |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.929,52 | 21.074,21 | ![]() | ![]() Tin cùng chuyên mục |