![]() Khi chúng ta chưa thay đổi thái độ, chưa trở nên nghiêm khắc và nghiêm túc hơn trong cải cách giáo dục, thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ vẫn mãi là chuyện “lòng vòng”. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Hải Nguyên |
Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên khi mà tăng trưởng GDP cao đi kèm với mức lạm phát cao trong nhiều năm, nhất là kể từ 2008. Nhưng đáng lo ngại hơn là chỉ số phát triển giáo dục ở Việt Nam mãi vẫn không bắt kịp mức trung bình của khu vực thì nó sẽ tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức.
Nếu kết hợp với thông tin từ báo cáo về Đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam 2010 do tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) công bố trong năm 2011 thì càng có lý do lo ngại về tốc độ phát triển chậm của chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Theo báo cáo này thì hai nhân tố chủ yếu thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Việt Nam là nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ hấp dẫn. Nhưng trong những năm gần đây, hai yếu tố này đã giảm tính hấp dẫn do trình độ nhân lực hạn chế và tiêu dùng nội địa bị ảnh hưởng xấu bởi khó khăn kinh tế. Nếu cho rằng những khó khăn kinh tế là tạm thời thì chuyện trình độ nhân lực hạn chế không phải là tạm thời nữa. Báo cáo Phát triển con người cho thấy nhiều năm qua chúng ta không cải thiện nổi yếu tố này, do đó không có gì đảm bảo trong thời gian tới chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu không có những thay đổi trong tư duy, mà đúng hơn là trong thái độ của chúng ta với chuyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi chúng ta chưa thay đổi thái độ, chưa trở nên nghiêm khắc và nghiêm túc hơn trong cải cách giáo dục, thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ vẫn mãi là chuyện “lòng vòng”.
Thái độ không tự giác phục tùng đối với luật pháp của người dân thường còn có điều kiện thuận lợi để phát triển ở ngoài xã hội, nếu hiện tượng áp dụng pháp luật không nghiêm chỉnh, có dấu hiệu tràn lan trong các cơ quan công quyền. |
Nói tới báo cáo của UNIDO về chuyện tình hình đầu tư vào công nghiệp ở Việt Nam, thì cũng nên nhắc tới báo cáo về Môi trường kinh doanh 2012 của ngân hàng Thế giới (WB). Trong năm 2011, Việt Nam xếp hạng 98 trong số 183 nền kinh tế được xếp hạng, coi như cũng vào loại trung bình mặc dù đa số các chỉ tiêu đều bị rớt hạng so với năm trước. Thử nhìn vào chỉ tiêu được xếp hạng cao nhất của Việt Nam và chỉ tiêu được xếp hạng thấp nhất trong báo cáo môi trường kinh doanh này. Chỉ tiêu xếp hạng cao nhất là “tiếp cận tín dụng” và chỉ tiêu xếp hạng thấp nhất là “bảo vệ nhà đầu tư”. Phải chăng báo cáo môi trường kinh doanh này phản ánh mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua: bơm tín dụng một cách “thoải mái” ra nền kinh tế để kích thích tăng trưởng GDP trong khi lại chậm cải thiện việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư? Mỉa mai thay, xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam trong báo cáo 2012 là 166, là một trong số ít những hạng mục được cải thiện của Việt Nam so với năm trước đó (từ vị trí hạng… 172!) Trong số 183 nền kinh tế được xếp hạng thì mức bảo vệ nhà đầu tư như thế này là đáng báo động. Mà tình hình như vậy thì làm sao bảo nhà đầu tư nước ngoài dám yên tâm bỏ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam hay đầu tư trực tiếp vào kinh doanh đây? Phải chăng xếp hạng này cũng phản ánh một phần nào cách làm chính sách kinh tế bị nước ngoài gọi là “giật cục” (one-stop) của Chính phủ hay là phản ánh thái độ của những người làm chính sách là xem nhẹ việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, muốn thay đổi chính sách thì cứ thay đổi, không cần quan tâm gì đến lợi ích nhà đầu tư.
Điểm qua vài báo cáo nước ngoài nhìn về Việt Nam ở trên để thấy người ta nhìn chúng ta như thế nào và cũng để chúng ta tự nhìn lại mình trong việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế – xã hội của mình. Những nét chấm phá từ những báo cáo kể trên cho thấy trong giai đoạn kinh tế phát triển thuận lợi những năm trước 2007, các lợi ích kinh tế này đã hoặc là bị phân phối vào một nhóm lợi ích nhỏ trong xã hội, hoặc là đã bị lãng phí vào những dự án – công trình không thật cần thiết, do đó đã không mang lại lợi ích tương xứng cho giáo dục và mức sống của người dân.
Những con số và kết quả báo cáo cho thấy nhân lực Việt Nam đã không còn rẻ nữa trong khi trình độ nhân lực lại có nhiều hạn chế, còn giáo dục lại là điểm yếu trong việc phát triển con người của Việt Nam. Tăng trưởng về kinh tế và thu nhập đang dần bị tốc độ lạm phát bắt kịp và vì vậy những con số về tăng trưởng GDP đã không còn nhiều ý nghĩa trong chuyện cải thiện mức sống của người dân. Trong khi đó, ở góc độ môi trường kinh doanh, việc cấp phép tín dụng thoải mái và bảo vệ nhà đầu tư kém hiệu quả trong những năm qua đang tạo ra những hệ lụy trước mắt đối với nền kinh tế là nợ xấu và không thu hút được vốn qua thị trường chứng khoán. Những vấn đề này chỉ có thể được thay đổi khi mà thái độ của người làm chính sách thực sự thay đổi, nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận trách nhiệm của mình để tạo ra những đột phá mới cho những vấn đề vốn là chuyện cũ này. Người ta thường nói “thái độ là tất cả”.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây thuộc loại cao trong khu vực và thế giới, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam không có cải thiện đáng kể, vẫn nằm dưới mức trung bình của nhóm các nước có chỉ số phát triển con người vào loại trung bình. Trong ba thước đo cơ bản của chỉ số phát triển con người thì ngoại trừ chỉ số sức khoẻ, chỉ số giáo dục và mức sống của Việt Nam vẫn còn thấp hơn đáng kể mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và mức trung bình chung của thế giới. Chỉ số về giáo dục và thu nhập của Việt Nam chẳng những thua kém mặt bằng chung của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn thua kém xa nhiều nước láng giềng như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Chỉ số HDI của Việt Nam 2011 là 0,593 trong khi của Thái Lan là 0,682 và Philippines là 0,644 trong khi bản thân chỉ số về sức khoẻ của Việt Nam (chủ yếu đo bằng tuổi thọ kỳ vọng) là cao hơn các nước này. (Nguồn: Báo cáo Phát triển con người 2011 của UNDP) |
Theo SGTT |