TRỰC TIẾP: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đối thoại với đoàn viên, thanh niên

(CTG) Đúng 8 giờ 30 sáng nay, 26/3, anh Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đối thoại trực tuyến với đoàn viên, thanh niên cả nước, với chủ đề “Khát vọng thanh niên Việt Nam".

 

Phiên đối thoại diễn ra tại điểm cầu chính là trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn (số 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhân kỷ niệm 89 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931- 26.3.2020).

Tại các tỉnh, thành phố, các cơ sở Đoàn, tuỳ theo điều kiện thực tế để tổ chức cho đoàn viên theo dõi trực tuyến và đặt câu hỏi qua đường link: doithoai.doanthanhnien.vn.

Tại buổi đối thoại, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; giải đáp thắc mắc; tiếp thu những đề xuất, kiến nghị, hiến kế của đoàn viên, thanh niên.

Đồng thời, thông tin đến đoàn viên, thanh niên những nội dung cốt lõi của Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2020 và Tháng Thanh niên 2020. Kết quả triển khai đợt hoạt động “Tuổi trẻ Việt Nam sắt son niềm tin với Đảng” kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đối thoại giữa Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn với Đoàn viên, thanh niên.

Anh Lê Quốc Phong cũng sẽ trao đổi về những đóng góp của tuổi trẻ đối với sự phát triển của đất nước; những khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc và những kỳ vọng của tuổi trẻ Việt Nam đối với Đảng trong năm kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Cùng với đó, sẽ thông tin về chuỗi các hoạt động của thanh niên trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN; những chuẩn bị của thanh niên Việt Nam cho hành trang hội nhập quốc tế. Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ và phát huy đoàn viên, thanh niên.

Tham dự đối thoại có anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, các ban, đơn vị Trung ương Đoàn.

Cùng tham dự đối thoại với Bí thứ thứ nhất Trung ương Đoàn hôm nay là các bạn đoàn viên thanh niên trong cả nước, đặc biệt là các gương mặt trẻ Việt Nam và triển vọng năm 2019.

Do tình hình dịch bệnh covid -19 nên khách mời được chia làm 2 phòng đảm bảo đủ khoảng cách phòng dịch.

Mở đầu buổi đối thoại, MC Hồng Nhung đặt câu hỏi với Bí thư thứ Nhất T.Ư Đoàn về chủ đề buổi đối thoại là Khát vọng thanh niên.

Trả lời câu hỏi này, anh Lê Quốc Phong cho biết, anh rất vui được đối thoại với thanh niên cả nước đúng vào dịp 89 năm kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. “Nó gợi nhớ những hoạt động rất ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với hoạt động ý nghĩa của Tháng Thanh niên 2020, một Tháng Thanh niên hết sức khác lạ trong bối cảnh cả nước đoàn kết đồng lòng chống dịch Covid-19”, anh Phong nói.

Bí thư thứ nhất cũng cho biết, anh rất vui khi được chia sẻ về Khát vọng thanh niên Việt Nam. “Khát vọng được nhắc đến nhiều với thanh niên, là nhu cầu tự thân của mỗi thanh niên. Ai cũng cần có khát vọng, đó là đòi hỏi chung của đất nước với người trẻ. Những thanh niên có khát vọng là xác định mục đích sống cao đẹp. Từ đó nỗ lực đạt được mục đích đó. Trên cơ sở đó, mỗi bạn trẻ hoàn thiện mình và đóng góp nhiều hơn cho đất nước”, anh Phong nói.

Bạn Lê Kiều Giang, Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Đinh Chí Công, Phó bí thư Huyện đoàn Vân Canh, Bình Định; và Phan Minh Tuấn, Phó bí thư Đoàn xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, gửi câu hỏi tới chương trình: Thưa anh Lê Quốc Phong, mỗi thanh niên Việt Nam đều có khát vọng của riêng bản thân mình, với vai trò là thủ lĩnh thanh niên, anh có thể định hướng giúp trong thời đại 4.0, thanh niên chúng em cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng nào để có thể hội nhập quốc tế một cách tốt nhất?

Anh Lê Quốc Phong: Bạn đặt ra câu hỏi vừa có tính thời sự vừa là nội dung Đoàn quan tâm trong thời gian qua và hiện nay. Hành trang chuẩn bị tốt để bước vào thời kỳ hội nhập và thời đại 4.0 tâm thế chủ động.

Với mỗi bạn, điều đầu tiên hình thành tình yêu Tổ quốc, tình yêu đam mê với mục tiêu mình lựa chọn. Đó là sức mạnh tinh thần vượt qua những khó khăn thách thức.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trả lời các câu hỏi của thanh niên cả nước.

Thứ hai, các bạn cần chuẩn bị hành trang tri thức. Nắm vững tri thức thì sẽ có nhiều thành tựu, có sự thành công. Một kỹ năng cần thiết trong giai đoạn hội nhập, thời kỳ 4.0 là ngoại ngữ. Mỗi bạn cần thông thạo một loại ngoại ngữ nào đó. Hiện chúng tôi lựa chọn tiếng Anh - ngôn ngữ toàn cầu.

Thứ ba, chuẩn bị hành trang về kỹ năng mềm, kỹ năng phù hợp với công việc của các bạn.

Hiện nay công tác Đoàn có những hoạt động để các bạn có thể định vị thế mạnh và hạn chế của bản thân để hoàn thiện. Các bạn có thể tìm đến các thiết chế của Đoàn, tìm đến các chương trình do Đoàn tổ chức. Với những hành trang cơ bản như vậy các bạn sẽ có chủ động để hội nhập. Đoàn đã có những giải pháp tạo môi trường rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ. Đoàn tham gia đề án năng lực tiếng Anh cho các bạn trẻ.

Các kênh truyền thông của Đoàn đang tăng cường thiết kế các sản phẩm tuyên truyền vai trò ngoại ngữ, tiếng Anh. Không phải tổ chức các lớp tiếng Anh mà trang bị các bộ câu hỏi tình huống để các bạn nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình. Các câu lạc bộ tiếng Anh là nơi các bạn rèn luyện để có phản xạ tốt. Hình thành các cuộc thi Olympic tiếng Anh để các bạn có động lực để thi và dịp kiểm tra kiến thức, kỹ năng của mình.

Các bạn sinh viên Phan Minh Tiến, Đại học Cần Thơ; Kiều Tiến Lương, Đại học Tây Bắc; Đoàn Đắc Cảnh, Đại học Nông lâm Bắc Giang; Nguyễn Hải Long, Khu phố 2, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh đặt câu hỏi về việc làm thế nào để Đoàn phát huy vai trò đại diện tiếng nói cho học sinh và sinh viên ở thời đại mới trong các vấn đề. Bằng cách nào để học sinh, sinh viên có khát vọng vươn xa, khát vọng lập thân, lập nghiệp?

Trả lời câu hỏi này, anh Lê Quốc Phong cho biết, khu vực trường học là khu vục có đông bạn Đoàn viên, thanh niên đang học tập tại cơ sở đào tạo của Việt Nam. Theo anh Phong, hiện nay các trường đều có Đoàn TNCS và Hội Sinh viên, một số địa bàn còn có Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đây là các tổ chức đại diện cho tiếng nói hợp pháp của thanh niên. Do đó, khi có ý kiến muốn đề đạt thì các bạn Đoàn viên, thanh niên có thể thông qua các tổ chức đại diện này để phản ánh từ cấp độ chi đoàn, chi hội, đoàn khoa, hội khoa.

Theo anh Phong, hàng năm Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đều tổ chức đối thoại với lãnh đạo trường. Ngoài ra, trong năm có thể phản ánh qua rất nhiều kênh. “Khi các bạn phản ánh thì Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên sẽ nhanh chóng truyền tải tới lãnh đạo nhà trường. Chúng tôi khuyến khích đoàn viên, thanh niên thể hiện quan điểm. Những điều đó giúp cho nhà trường hiểu các bạn hơn và các bạn nhận được sự hỗ trợ kịp thời”, anh Phong nói.

Về câu hỏi bằng cách nào để học sinh, sinh viên có khát vọng vươn xa, khát vọng lập thân, lập nghiệp, ạnh Phong cho hay, như anh đã nói, khát vọng là mỗi bạn xác định mục tiêu cho bản thân. Đây là lựa chọn của mỗi bạn gắn với nhu cầu, mục tiêu phát triển của mình và phù mục tiêu chung của phát triển xã hội, đất nươc.

Hiện nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có nhiều biện pháp để hỗ trợ các bạn xác định mục tiêu, con đường, lý tưởng của mình. Tôi tin rằng với những hoạt động như vậy các bạn có thể phần nào suy nghĩ về việc đó. Quan trọng nhất là khát vọng là tự thân của mỗi bạn. Các bạn suy nghĩ nhiều về điều đó thì các bạn sẽ đặt cho mình mục tiêu cao đẹp.

Anh Lê Anh Tiến - Gương mặt trẻ Việt Nam đặt câu hỏi.

Tại hội trường, anh Lê Anh Tiến - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lĩnh vực Kinh doanh khởi nghiệp đặt câu hỏi đến Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong: Việt Nam đang tăng cường hợp tác thanh niên với các nước trên thế giới, trong xu thế hội nhập như thế, thanh niên Việt Nam sẽ có xu hướng cạnh tranh với thanh niên các nước khác trong quá trình khởi nghiệp, vậy T.Ư Đoàn có những định hướng, giải pháp chiến lược gì để hỗ trợ tích cực cho phong trào khởi nghiệp của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay? Em xin cảm ơn anh.

Anh Lê Quốc Phong: Một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, đó là Đoàn đã, đang và sẽ làm gì để có thể hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Câu chuyện khởi nghiệp lớn đang được thanh niên xã hội quan tâm; là một trong những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Với tiềm năng của thanh niên Việt Nam, khởi nghiệp đang được kỳ vọng là không gian, hoạt động thu hút sự quan tâm, chất xám của các bạn thanh niên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo. Điểm này tôi thấy là thế mạnh của thanh niên Việt Nam.

Nếu nhìn xu thế chung thế giới, Việt Nam đã có nhiều thành công trong quá trình khởi nghiệp. Không chỉ có những bạn ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới như Mỹ có sự cạnh tranh khởi nghiệp rất lớn. T.Ư Đoàn xem khởi nghiệp là nội dung trọng tâm. Từ tháng 5/2016, chúng tôi đã triển khai chương trình hỗ trợ khởi nghiệp với quy mô toàn quốc. Trong đó có nhiều nội dung xác lập gắn với ba đối tượng cụ thể: Sinh viên trong trường đại học; thanh niên nông thôn; doanh nhân trẻ. Các hoạt động hỗ trợ đa dạng, từ tư vấn kiến thức, kinh nghiệm, pháp lý cho đến hỗ trợ vốn; tạo kênh kết nối với các nhà đầu tư.

Chúng tôi cũng đã tạo nên những kênh kết nối cac bạn có ý tưởng, dự án khởi nghiệp đến với các nhà đầu tư để có thể kêu gọi vốn. T.Ư Đoàn hằng năm tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong các đối tượng thanh niên. T. Ư Đoàn cũng thành lập Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp để giúp các bạn tham gia khởi nghiệp tìm đến để tiếp nhận sự hỗ trợ. Chúng tôi đã tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa các bộ ngành, Thủ tướng để lắng nghe các ý kiến tâm tư nguyện vọng của các bạn thanh niên khởi nghiệp để có các cơ chế chính sách hỗ trợ.

Ngay buổi làm việc Thủ tướng ngày hôm qua, một trong những đề xuất với Thủ tướng là hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp như miễn thuế, vốn mồi... Tôi tin rằng với sự chuẩn bị của Đoàn, với tinh thần khởi nghiệp đang lên rất cao của thanh niên VIệt Nam sẽ có nhiều dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ thành công. Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp là một trong ba nội dung lớn đồng hành với thanh niên của Đoàn.

Bạn Phạm Đình Duẩn, Bí thư Chi đoàn D19KT05 trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương; nhóm các bạn Lớp 12E trường THPT Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương đề nghị anh Phong chia sẻ kinh nghiệm để trở thành một thủ lĩnh thanh niên, em phải làm những gì và bắt đầu từ đâu, để em có thể cố gắng phấn đấu hơn nữa?

Anh Lê Quốc Phong khuyên các bạn đến với các phong trào Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Đồng thời, nếu mong muốn trở thành thủ lĩnh của Đoàn, anh Phong khuyên cần phải hoàn thiện thêm nhiều khía cạnh khác nhau. Thứ nhất là trách nhiệm. Thứ 2 kỹ năng tổ chức công việc.

MC đặt câu hỏi về kinh nghiệm của chính bản thân anh Phong với phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Anh Phong cho biết, anh tham gia phong trào Đoàn, Hội từ Đội Thiếu niên tiền phong rồi là Đoàn viên bình thường. “Mình luôn xem đây là tình yêu và lựa chọn của mình. Công việc mình yêu thích và đam mê. Trở ngại đặt ra tôi không xem đó là trở ngại”.

 

Trả lời câu hỏi của các bạn: Nguyễn Hoàng Định, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội; Nguyễn Thị Minh Tâm, Trường THPT Thiên Hộ Dương, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp...

Anh Lê Quốc Phong chia sẻ: Thời gian qua có nhiều tấm gương khuyết tật thành công trong cuộc sống và cộng đồng khiến chúng tôi cảm phục và học được từ các tấm gương đó nghị lực sống, động lực tinh thần rất lớn. T.Ư Hội LHTN Việt Nam đã có những CLB thanh niên khuyết tật để các bạn chia sẻ nhu cầu và giúp đỡ nhau phát triển. Chúng tôi cũng đã tổ chức các hoạt động cho thanh niên khuyết tật, hỗ trợ việc làm để các bạn có thể vươn lên trong cuộc sống. T.Ư Đoàn luôn hỗ trợ các nhóm thanh niên với việc xác lập mô hình hỗ trợ giao cho địa phương, để họ gắn bó chia sẻ, động viên những người yếu thế vượt qua rào cải hòa nhập với cộng đồng. Các mô hình ngày một làm mới, duy trì để đạt hiệu quả. Nếu các bạn yếu thế có nhu cầu cứ đến với Đoàn, Hội để được hỗ trợ.

MC đặt câu hỏi: Khi nói về khát vọng cống hiến, anh đánh giá thế nào về cống hiến của thanh niên hiện nay?

Anh Lê Quốc Phong: Chúng tôi có thể lấy ngay hình ảnh bạn trẻ tham gia chống dịch ở tuyến đầu. Đó là các y bác sĩ ở tuyến đầu hết lòng chăm sóc, chữa trị cho người bệnh; bộ đội bảo vệ, chăm sóc, che chở người dân ở khu cách ly. Đó là hình ảnh công an trẻ cửa khẩu, dù đối diện nguy cơ dịch bệnh nhưng vẫn làm việc hết mình để ngăn dịch bệnh. Chúng ta có hình ảnh thanh niên tình nguyện ở khu cách ly làm nhiều việc giúp cho người cách ly. Đó là hình ảnh tri thức trẻ bằng khả năng kiến thức của mình, nghiên cứu sản phẩm dung dịch sát khuẩn, buồng khử khuẩn... giúp cho công tác phòng bệnh. Chúng ta cũng có những bạn trẻ ngày đêm kêu gọi ủng hộ nguồn lực; nghệ sĩ trẻ có tác phẩm cổ vũ chống dịch và còn rất nhiều rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Đó là hình ảnh đẹp thuyết phục để chứng minh cho khát vọng của giới trẻ lúc này. Trong lịch sử cũng vậy thôi, khi nói đến thanh niên là nói đến tinh thần cống hiến, tình nguyện.

Các bạn Đào Quang Nhật, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ; bạn Nguyễn Phương Vy, phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa; Lê Minh Quân, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam đặt câu hỏi về việc Đoàn Thanh niên đã, đang và sẽ có những giải pháp gì để thúc đẩy tinh thần, khát vọng cống hiến của những người trẻ đối với sự phát triển của tổ chức Đoàn nói riêng và đối với sự phát triển của đất nước nói chung, nhất là trong bối cảnh Đoàn sắp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập vào năm 2021.
 
Theo anh Phong, tinh thần dân tộc là vốn quý của chúng ta.Thanh niên Việt Nam là người Việt Nam trong tâm thức đã có. “Làm sao khơi dậy ý thức cống hiến cho tổ quốc là trách nhiệm của Đoàn và chúng tôi đang thực hiện các hoạt động để làm việc đó”, anh Phong nói.
 
Theo anh Phong, Đoàn đã có nhiều hoạt động, từ phong trào Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo. Đó là nơi thanh niên góp sức của mình với Tổ quốc, gắn với tình yêu nước, tự hào dân tộc.
 
“Tôi tin với các phong trào của Đoàn, các bạn tham gia vào thì các bạn bộc lộ được hết, đóng góp khả năng, sức lực của mình cho đất nước. Từ đó, khát vọng cống hiến trong mỗi bạn luôn được nuôi dưỡng và lan tỏa ra”, anh Phong nói và cho biết, thời gian qua, có nhiều tấm gương chúng ta tuyên dương như đội U23, các tấm gương thanh niên tiêu biểu nhiều lĩnh vực mà tiêu biểu nhất là đóng góp cho cộng đồng.
 
 
Các bạn: Tố Như, phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Bình Dương; Nguyễn Thanh Hà, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên; Trần Quỳnh Như, Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội quan tâm gửi đến chương trình câu hỏi: Em nhận thấy ở nhiều cơ quan, đơn vị, người trẻ thường thiệt thòi hơn trong nhiều trường hợp với lý do “em còn trẻ, cần cống hiến thêm”. Vậy theo anh, "cống hiến" có phải là không nên đòi hỏi quyền lợi cá nhân, là sẵn sàng buông bỏ, chấp nhận thua thiệt không?
 
Trả lời câu hỏi này, anh Lê Quốc Phong cho rằng việc nhìn thấy nhận xét đó cần nhìn tích cực hơn, cần xem đó là động lực phấn đấu. Là người trẻ, bạn cần làm hết khả năng để đóng góp ý tưởng sáng kiến. Khi làm hết khả năng thì tập thể sẽ ghi nhận, không nên nhìn nhận đó là sự thua thiệt, mà khẳng định trong công việc thì tập thể sẽ ghi nhận. Chúng ta là người trẻ, chúng ta có áp lực trong đánh giá nhìn nhận nhưng đó chính là yêu cầu để hoàn thiện mình, biến nó thành lợi thế, thành năng lực riêng có. Có thể bạn chưa thoải mái nhưng nếu khẳng định được bằng sự kiên trì thì sẽ khẳng định được bản thân.
 
Nhiều bạn du học sinh đặt câu hỏi về vấn đề thu hút du học sinh trở về để cống hiến cho đất nước.
 
Trả lời vấn đề này, anh Lê Quốc Phong cho biết, hiện nay T.Ư Đoàn có nhiều kênh kết nối với sinh viên Việt Nam ở các nước. Theo anh Phong, hiện có 18 tổ chức của T.Ư Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở các nước. Đây là kênh để gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm thông tin trong nước. Qua các kênh này, T.Ư Đoàn sẽ cung cấp thông tin về nguồn nhân lực kịp thời cho du học sinh, để các bạn có những lựa chọn phù hợp cho mình. Ngoài ra, các bạn có thể vào trang website của Chính phủ, các tổ chức trong nước để tìm kiếm thông tin, có hướng lựa chọn phù hợp tương lai sau khi học xong.
 
“Cơ hội không thiếu và nhu cầu là lớn. Đất nước luôn cần các bạn trở về. Còn về vào lúc nào thì tùy vào hoàn cảnh của các bạn”, anh Phong nói và khẳng định Đoàn TNCS luôn sẵn sàng hỗ trợ các du học sinh.
 
MC cho rằng, cơ hội trở về không thiếu nhưng tận dụng cơ hội hay không, vì hiện nay nhiều bạn có vấn đề về kỹ năng hòa nhập. “Làm thế nào để có kỹ năng thật tốt trong môi trường làm việc cần nhiều sự kết nối tập thể. Anh có tư vấn gì không?”, MC đặt câu hỏi.
 
Trả lời câu hỏi này, anh Phong cho biết, khi chúng ta bước vào môi trường nào thì cần có tìm hiểu để chuẩn bị tâm lý hòa nhập, không chỉ với Việt Nam mà thế giới cũng vậy. Cái chính là làm sao hiểu được môi trường đó, để khi bước vào công việc, chúng ta phát huy tốt nhất năng lực của mình, vượt qua các rào cản về hội nhập, kết hợp trong phương pháp làm việc. Phải thích nghi nhanh chóng thì các bạn mới có thể thành công.
 
Bạn Lê Thị Ngọc Linh, Bí thư Chi đoàn khu phố 6 - phường 3 - quận 8, TP.Hồ Chí Minh; bạn Huỳnh Thanh Nhàn, huyện Tiên Phước, Quảng Nam; bạn Nguyễn Nam Sơn, UBND TP. Hưng Yên; bạn Vũ Trung Anh, Thủy Nguyên, Hải Phòng; bạn Anh Thư, Trường Đại học Thương Mại đặt câu hỏi: Em nhận thấy, trong thời gian vừa qua, Đoàn đã có những hoạt động hấp dẫn hơn, ý nghĩa và thiết thực hơn nhằm thu hút thanh niên tham gia. Tuy nhiên, hiện nay trước công nghệ tiên tiến, máy tính, smart phone phát triển, các thanh niên dễ dàng bị cuốn theo bởi những trò chơi điện tử, mạng xã hội.... Trước thực trạng như vậy,Trung ương Đoàn có những giải pháp, chính sách gì để thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn và các hoạt động của Đoàn nhiều hơn, qua đó có sự cống hiến cho quê hương, đất nước?
 
Anh Lê Quốc Phong: Tôi muốn trao đổi với các bạn, không gian hoạt động của Đoàn không còn bó gọn như trước đây mà có nhiều không gian hơn. Khi xã hội phát triển thì Đoàn có phải đổi mới phương thức hoạt động để thích ứng với nhu cầu mới của thanh niên. Khi mạng xã hội phát triển thì thanh niên sử dụng nhiều thì Đoàn phải tiếp cận. Quan điểm của Đoàn là nơi nào có thanh niên thì Đoàn phải tìm cách, có phương thức để tiếp cận, để hỗ trợ. Cái quan trọng nhất là hướng thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích phục vụ cộng đồng đất nước.
 
Không gian mạng của tổ chức Đoàn trong thời quan cũng rất sôi động, trên mạng xã hội chúng tôi có nhiều hoạt động khơi dậy tinh thần yêu nước, các trò chơi, cuộc thi trực tuyến cũng là cách Đoàn tiếp cận thanh niên trên mạng.
 
Còn ở bên ngoài, các hoạt động của Đoàn phải gắn mục tiêu hiệu quả, thiết thực; bám vào thanh niên để thay đổi phương thức, đổi mới hoạt động. Tôi muốn trở lại câu chuyện của năm nay khi đất nước đang chịuảnh hưởng của dịch Covid-19, trong Tháng Thanh niên này rất khác so với những Tháng Thanh niên những năm trước đây. Khi T.Ư Đoàn không phát động: Tháng Thanh niên; không tổ chức ngày lễ kỷ niệm Ngày thành lập đoàn 26.3 nhưng trên thực tế, tổ chức Đoàn vẫn có những hoạt động bổ ích, thiết thức với cộng đồng.
 
Nhiều đoàn viên quan tâm đặt câu hỏi: Khi nhắc đến hoạt động tình nguyện của thanh niên, mọi người thường nghĩ đến các hoạt động thanh niên lao động chân tay là nhiều, giá trị thực tế mang lại cho xã hội chưa cao; chưa khai thác, tận dụng được nguồn lực tri thức trong đoàn viên thanh niên? Xin hỏi, anh Lê Quốc Phong: Đoàn sẽ định hướng như thế nào để tăng cường các hoạt động tình nguyện có chiều sâu, hàm lượng tri thức cao, có giá trị hỗ trợ xã hội lớn và đặc biệt là tạo môi trường cho thanh niên cống hiến, trưởng thành?
 
Trả lời câu hỏi này anh Lê Quốc Phong cho biết, đổi mới phương thức tình nguyện là yêu cầu Đoàn luôn đặt ra, để đáp ứng nhu cầu lớn của thanh niên và đảm bảo vai trò dẫn dắt của tổ chức Đoàn. “Chúng ta có hoạt động phát huy sức trẻ, cần lao động chân tay như: làm con đường, dọn vệ sinh ở khu phố, trồng cây, phòng chống biến đổi khí hậu... là những hoạt động cần sức trẻ. Nhưng bên cạnh đó có nhiều hoạt động của trí thức trẻ như để cùng nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế, xã hội; có những đề án giải quyết vấn đề cụ thể của đất nước như: an toàn giao thông, nông thôn mới”.
 
Theo anh Phong trào tình nguyện sẽ tận dụng hết khả năng của thanh niên. Do đó phương thức tình nguyện đa dạng, không bó buộc hình thức nào, ngắn hạn dài hạn … duy trì sức sống bền bỉ của mình đạt được nhu cầu mong muốn của thanh niên.
 
Quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp, các bạn Nguyễn Xuân Bách, thanh niên xã Long Châu, huyện Yên Phong, Bắc Ninh; Trần Pha Lê - Xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, Bến Tre; Chu Minh Công, Yên Thế, Bắc Giang nêu vấn đề khó khăn về nguồn vốn khởi nghiệp của thanh niên ở địa phương. “Quan điểm của anh Phong như thế nào khi thanh niên ở một số địa phương thuộc các huyện nghèo, xã nghèo muốn được tiếp cận các nguồn vốn để khởi nghiệp?”
 
Theo anh Lê Quốc Phong, khi bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp lập nghiệp mỗi bạn có khó khăn riêng, có bạn thiếu vốn, có bạn thiếu kinh nghiệm. “Tôi nghĩ rằng, với một bạn khi bắt tay vào hoạt động làm kinh tế hay khởi nghiệp thì tìm hiểu đầy đủ thông tin liên quan tới lĩnh vực kinh doanh phải đầy đủ, kỹ lưỡng sẽ thuận lợi hơn”, anh Phong nói và cho biết, Đoàn có thể hỗ trợ các bạn thanh niên trong việc cung cấp thông tin về khởi nghiệp và lập nghiệp.
 
Cụ thể vào câu hỏi, anh Phong cho biết, thanh niên ở nông thôn muốn khởi nghiệp hiện nay có thể vay vốn từ nguồn 120 (từ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm của kênh Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). “Tất nhiên mỗi nguồn vốn có quy định riêng, mỗi dòng vốn có đối tượng cụ thể. Các bạn cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn nguồn vốn hiệu quả của mình”, anh Phong nói và đề nghị, ngoài tìm hiểu thông tin thì các bạn thanh niên có nhu cầu có thể đến với Đoàn, Hội để được tư vấn cụ thể vì mỗi dự án có cái riêng, chứ không có mẫu số chung cho hoạt động này.
 
Bạn Huỳnh Phát Đạt, Xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang; Nguyễn Thu Hương, Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, TP Hà Nội; Đặng Thị Mến, trường Đại học sư phạm II, Xuân Hòa, Vĩnh Phúc hỏi: Đất nước ta có nhiều bạn trẻ tài năng, điển hình là việc các bạn đã giành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi quốc tế. Tuy nhiên, sau khi học xong, đa số các bạn tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài với mức lương cao. Vậy Trung ương Đoàn có giải pháp gì để thu hút các bạn trẻ trở đem những tinh hoa kiến thức đã được tích lũy, trau dồi về làm việc, cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
 
Anh Lê Quốc Phong: Đây là vấn đề rất lớn của đất nước quan tâm, làm sao chúng có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước về phục vụ đất nước. T.Ư Đoàn cũng rất quan tâm đến vấn đề này nhưng để hỗ trợ, Đoàn đang hỗ trợ các bạn thông tin cơ hội, nhu cầu thực tế trong các ngành, lĩnh vực của đất nước để các bạn lựa chọn chủ động lựa chọn. Nếu so sánh các điều kiện của đất nước hiện nay, các bạn sẽ có so sánh trước khi quyết định trở về. Cá nhân tôi mong muốn các bạn hãy trở về để làm việc cho đất nước. Còn về cơ chế, chính sách Đảng, Nhà nước hiện nay đã có nhiều chính sách, hỗ trợ thu hút các bạn trở về trong điều kiện của đất nước mình. Tôi nghĩ rằng, với các bạn trẻ đang học tập ở nước ngoài, làm thế nào để khơi dậy trong họ được làm việc, cống hiến giúp cho quê hương, đất nước phát triển đó là niềm hạnh phúc tôi nghĩ đó là động lực, niềm tự hào để thôi thúc họ trở về.
 
Các bạn Phạm Thùy Dương, Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh; bạn Nguyễn Cao Cường, thành phố Bắc Ninh; bạn Nguyễn Hà Thu, quận Hoàng Mai, Hà Nội hỏi: Năm 2019, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước đề xuất hơn 1,2 triệu ý tưởng, sáng kiến mới, tuy nhiên chỉ có hơn 42.000 ý tưởng, sáng kiến được hỗ trợ triển khai thực hiện. Em muốn biết thời gian tới, Trung ương Đoàn có giải pháp gì để hỗ trợ thanh niên hiện thực hóa sáng kiến vào cuộc sống, mang lại giá trị cho cộng đồng?
 
Trả lời câu hỏi này, Bí thứ thứ Nhất Lê Quốc Phong cho biết, phong trào Tuổi trẻ sáng tạo chúng ta làm từ lâu song từ Đại hội Đoàn lần thứ XI vừa rồi thì mới đưa thành phong trào lớn để triển khai trong giai đoạn từ 2017-2022. “Chúng ta muốn phát triển thì cần đặt câu chuyện sáng tạo vào vị trí trung tâm để giải quyết câu chuyện cuộc sống, đất nước cần”, anh Phong cho hay.
 
Theo anh Lê Quốc Phong, năm đầu tiên sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, T.Ư Đoàn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao sự quan tâm của các bạn thanh niên về hoạt động sáng tạo. Từ 2019 bắt đầu thúc đẩy hiện thực hóa, đưa ý tưởng vào cuộc sống. “Như bạn nói số lượng ý tưởng hiện thực hóa còn ít nhưng các bạn cũng biết rằng, để ý tưởng hiện thực hóa được còn nhiều công đoạn, liên quan nhiều tới tính khả thi và phù hợp”, anh Phong nói và cho biết, bên cạnh đó nhiều ý tưởng hiện thực hoaá ngauy hỗ trợ, T.Ư Đoàn đang tập hợp ý tưởng gửi tưới các bộ, ngành để xem hỗ trợ hoặc hiện thực hóa các ý tưởng.
 
T.Ư Đoàn cũng tiếp tục hỗ thanh niên hoàn thiện ý tưởng dang dở của mình bằng các kênh của Đoàn hiện có. “Quan trọng nhất là các bạn không được nản lòng. Khi ý tưởng chưa được hiện thực hóa thì có thể do nhiều nguyên nhân. Quan trọng là các bạn nhận ra chỗ thiếu sót, bền bỉ theo đuổi các ý tưởng của mình”, anh Phong nhấn mạnh.
 
Bạn Nguyễn Hải Quân - TP.Thái Nguyên; Bạn Trần Thị Trang - Cầu Giấy, Hà Nội; bạn Hoàng Minh Quân, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Hiện nay thanh niên chưa được tiếp cận với nhiều thông tin về các công việc, việc làm bán thời gian, part time, cộng tác viên, làm online, làm tại nhà.... Anh nghĩ sao về việc Trung ương Đoàn sẽ xây dựng cổng thông tin việc làm quốc tế, việc làm part time, làm online...để hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên Việt Nam trong giai đoạn công nghệ đang phát triển? Trân trọng cảm ơn Anh.
 
Anh Lê Quốc Phong: Hiện nay, cổng thông tin việc làm theo dạng tận dụng mạnh xã hội, công cụ trực tuyến thì đã có nhiều, bạn có thể chủ động truy cập để tìm kiếm cơ hội cho mình. Chúng tôi cũng đang phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH để thiết kế các cổng thông tin về việc làm. Nhưng ý kiến của các bạn là một ý tưởng tốt để chúng tôi nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.

Anh ũ Văn Thuận, Bí thư Đoàn Học viện Cảnh sát Nhân dân đặt câu hỏi trực tiếp cho Bí thư thứ nhất.

 
Anh Vũ Văn Thuận: Kính thưa anh Phong, Đảng và Nhà nước ta coi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một cơ hội to lớn để đi tắt đón đầu phát triển mạnh mẽ kinh tế và xã hội, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Một yếu tố quan trọng bậc nhất để phát triển xu thế này chính là đổi mới, sáng tạo và nó gắn liền với lực lượng thanh niên, sinh viên, tri thức trẻ. Vậy, anh Phong có thể chia sẻ thêm trong thời gian tới, tổ chức Đoàn sẽ có những hành động gì để trực tiếp khơi dậy tinh thần sáng tạo của các bạn trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước?
 
Anh Lê Quốc Phong: Chúng tôi đang tổ chức, triển khai nhiều giải pháp để khơi dậy tinh thần sáng tạo của các bạn trẻ: Phát triển cổng ngân hàng ý tưởng sáng tạo; thúc đẩy cuộc vận động mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo; trong các giải thưởng hàng năm của Đoàn luôn đề cao ý tưởng sáng tạo, điều đó thúc đẩy sự sáng tạo trong mỗi bạn trẻ.
 
Hàng năm, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động để tạo môi trường cho bạn trẻ phát huy sự sáng tạo của mình: Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo; các cuộc thi ý tưởng sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, Tin học trẻ… Đặc biệt, chúng tôi có chương trình đặt hàng, đề bài để thanh niên đưa ra ý tương giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra, như: giao thông, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậy. Chúng tôi chú trọng tạo môi trường rộn lớnđể thôi thúc các bạn sáng tạo tốt hơn.
 
Diễn viên cải lương Võ Minh Lâm, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 nêu những khó khăn trong nỗ lực đưa sân khấu vào học đường, tổ chức nhiều lớp dạy cải lương, âm nhạc dân tộc miễn phí để thu hút các bạn, khi kết quả chưa được nhu mong muốn. "Vậy đoàn có những hỗ trợ chính sách, hoặc định hướng gì để cùng với nghệ sỹ chúng tôi phát huy hiệu quả công việc này? Nhất là chương trình đưa sân khấu cải lương vào học đường", nghệ sĩ này nêu câu hỏi.
 
Bí thư thứ Nhất Lê Quốc Phong cho biết, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua bộ môn nghẹ thuật cổ truyền là việc rất được Đoàn chú ý, quan tâm. Bởi rất nhiều giá trị truyền thống thông qua bộ môn này lan tỏa nhiều người. Tuy nhiên, theo anh Phong, hiện nay, nhịp sống xã hội thay đổi nhanh hơn, hiện đại hơn thì ở góc độ nào đó việc này có nhiều khó khăn. Do đó, Đoàn TN luôn nỗ lực tuyên truyền về các bộ môn nghệ thuật truyền thống.
 
"Trong thời gian sắp tới, đây là nội dung cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn để quy tụ văn nghệ sỹ trẻ, những bạn đam mê với nghề tham gia việc nuôi dưỡng tiếp tục phát triển bộ môn nghệ thuật cổ truyền. Từ đó có giải pháp có tác phẩm tốt, hay để đưa tới các bạn thanh niên. Đó là cách làm mới hơn nữa, giữ hồn cốt của nghệ thuật nhưng phù hợp với nhịp sống thanh niên hiện nay để các bạn thanh niên quay trở lại với những giá trị truyền thống", anh Phong nói.
 
MC Hồng Nhung: Thưa anh Phong, chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi của bạn Phạm Thùy Dương (Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh); bạn Nguyễn Cao Cường (thành phố Bắc Ninh); bạn Nguyễn Hà Thu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với nội dung như sau: Thưa anh Phong, trong thời gian qua, Phong trào Tuổi trẻ sáng tạo được Đoàn triển khai rất mạnh mẽ và hiệu quả với rất nhiều ý tưởng sáng kiến của đoàn viên, thanh niên đề xuất, trong đó có những ý tưởng có tính ứng dụng cao. Năm 2019, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước đề xuất hơn 1,2 triệu ý tưởng, sáng kiến mới, tuy nhiên chỉ có hơn 42.000 ý tưởng, sáng kiến được hỗ trợ triển khai thực hiện. Em muốn biết thời gian tới, Trung ương Đoàn có giải pháp gì để hỗ trợ thanh niên hiện thực hóa sáng kiến vào cuộc sống, mang lại giá trị cho cộng đồng?
 
Anh Lê Quốc Phong: Phong trào Tuổi trẻ sáng tạo làm từ lâu, nhưng từ Đại hội Đoàn toàn quốc XI đã đưa lên thành phong trào lớn triển khai rong nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đưa phong trào Tuổi trẻ sáng tạo lên thúc đẩy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam mạnh mẽ hơn. Bởi vì muốn phát triển thì phải đặt sáng tạo vào trung tâm. Sáng tạo để ra những giá trị mới, tạo ra những điều mới và cùng góp sức giải quyết những vấn đề cuộc sống cần, đất nước cần.
 
T.Ư Đoàn kỳ vọng tinh thần sáng tạo luôn nuôi dưỡng thường trực trong mỗi bạn thanh niên Việt Nam và được hiện thực hóa bằng các đề xuất, sáng kiến giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tùy phạm vi, năng lực của các bạn.
 
Năm đầu tiên sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, T.Ư Đoàn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao sự quan tâm của các bạn thanh niên về hoạt động sáng tạo. Từ 2019 bắt đầu thúc đẩy hiện thực hóa, đưa ý tưởng vào cuộc sống.
 
“Như bạn nói số lượng ý tưởng hiện thực hóa còn ít nhưng các bạn cũng biết rằng, để ý tưởng hiện thực hóa được còn nhiều công đoạn, liên quan nhiều tới tính khả thi và phù hợp”, anh Phong nói và cho biết, bên cạnh đó nhiều ý tưởng hiện thực hoaá ngauy hỗ trợ, T.Ư Đoàn đang tập hợp ý tưởng gửi tưới các bộ, ngành để xem hỗ trợ hoặc hiện thực hóa các ý tưởng. T.Ư Đoàn cũng tiếp tục hỗ thanh niên hoàn thiện ý tưởng dang dở của mình bằng các kênh của Đoàn hiện có.
 
“Quan trọng nhất là các bạn không được nản lòng. Khi ý tưởng chưa được hiện thực hóa thì có thể do nhiều nguyên nhân. Quan trọng là các bạn nhận ra chỗ thiếu sót, bền bỉ theo đuổi các ý tưởng của mình”, anh Phong nhấn mạnh.
 
Liên quan đến Cổng thông tin Ngân hàng ý tưởng sáng tạo có rất nhiều bạn thanh niên quan tâm, trong đó có các bạn: Nguyễn Kim Trường - Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Hoàng Thị Hương - Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Bắc Kạn; Nguyễn Văn Đức - Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An; Phạm Minh Quốc, Châu Thành, Long An với câu hỏi: Hiện nay một bộ phận đoàn viên thanh niên đăng tải ý tưởng, sáng kiến lên cổng thông tin Ngân hàng ý tưởng sáng tạo thanh niên Việt Nam còn mang tính hình thức, chất lượng không cao.
 
Trung ương Đoàn có giải pháp, định hướng gì để các ý tưởng, sáng kiến thực sự ý nghĩa, thiết thực hơn trong thời gian tới? Trên cổng nên chăng có một số hoạt động để tương tác, thu hút thêm nhiều đoàn viên, thanh niên truy cập, tìm kiếm cũng như học tập, nghiên cứu?
 
Anh Lê Quốc Phong: Tôi tiếp thu những góp ý của bạn, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng của các ý tưởng, sáng tạo để giới thiệu đến cho nhiều các bạn khác, cũng như kết nối với những người có cùng quan tâm. Tôi xin phép được ghi nhận và tiếp thu ý kiến của bạn để hoàn thiện, nâng cao chất lượng của cổng thông tin này trong trong thời gian tới.
 
Bạn Bùi Công Thành (Nam Từ Liêm, Hà Nội): Luật Cán bộ công chức hiện nay quy định, cán bộ công chức không được phép thành lập công ty, doanh nghiệp, không được đứng tên tham gia kinh doanh hoặc lãnh đạo tổ chức kinh tế. Hiện nay Chính phủ, Đoàn, Hội đang khuyến khích phong trào khởi nghiệp sáng tạo... Rất mong đồng chí Bí thư thứ nhất cho biết, Trung ương Đoàn có định hướng và giải pháp gì đối với nội dung này?
 
Anh Lê Quốc Phong: Câu hỏi hơi khó, khi chúng ta chọn lĩnh vực nào thì chúng ta tuân thủ quy định, nguyên tắc đó. Tôi không có lời khuyên gì với bạn ở đây.
 
Khi MC đặt câu hỏi trong thời gian qua nhiều hình ảnh thanh niên chia sẻ với cộng đồng chống dịch đã để lại xúc động nhưng có nhiều bạn trẻ đòi hòi chăm sóc khi cách ly. Vậy đoàn có hoạt động gì để nâng cao nhận thức của các bạn trẻ?
 
Anh Phong cho rằng, những hành động đòi hỏi của thanh niên chỉ là cá biệt, xã hội đã lên án biểu hiện không tốt như vậy, để diều chỉnh nhận thức của họ. Còn điểm sáng đại đa số thanh niên nhận thức tốt, có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ mọi người gia đình, cộng đồng và cùng đất nước chung tay đầy lùi đại dịch.
Anh Phong cho biết, ngay từ khi dịch bùng phát, Đoàn Thanh niên đã có nhiều văn bản chỉ đạo tuyên truyền thanh niên và người dân phòng chống dịch; thành lập đội thông tin thực hiện tuyên truyền; thành lập đội thanh niên tình nguyện giúp dân phòng dịch. Đoàn cũng tham gia chế tạo sản phẩm phòng dịch; tặng khẩu trang, nước rửa tay. Sự chia sẻ của đoàn viên và xem đó là trách nhiệm bảo vệ cộng đồng.
 
“Chúng tôi đã có văn bản kêu gọi đoàn viên khai báo y tế tự nguyện, đề nghị tổ chức Đoàn nhanh chóng triển khai, là giải pháp nhanh chóng sàng lọc nắm bắt nguy cơ tiềm ẩn trong cộng đồng. Mỗi đoàn viên tự thực hiện và giúp đỡ người thân. Chúng tôi đặt mục tiêu đến ngày 29.3 tất cả đoàn viên tham gia và thực hiện tốt các yêu cầu của Chính phủ. Tôi tin sự đồng lòng của thanh niên cùng Đảng, Chính phủ sẽ sớm đầy lùi dại dịch, đưa đất nước trở lại bình yên”, anh Phong nói.
 
Các bạn Sầm Cổ Thành Luân, phường 7, TP Mỹ Tho, TP. Cần Thơ; Lê Thị Thảo Mai, Phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Khánh Hoà và bạn Bảo Ngọc, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị anh Lê Quốc Phong cho biết về giải pháp mới để giáo dục tư tưởng, định hướng lối sống đúng đắn, biết sẻ chia, yêu thương cho đoàn viên, thanh niên trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay?
 
Theo anh Lê Quốc Phong, câu chuyện sẻ chia trong bối ảnh hội nhập là câu chuyện phải suy nghĩ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện, đôi khi sự kiện ở quốc gia này có sức lan tỏa rất lớn khôgn chỉ gian . Ví dụ dịch bệnh Covid-19 ban đầu chỉ ở một địa phương, một quốc gia nhưng nay đã lan ra cả thế giới và thế giới đang phải chung tay chống lại dịch bệnh. “Có những việc khác tương tự như vậy cân chú ý quan tâm”, anh Phong nói.
 
Về sự quan tâm chia sẻ, anh Phong cho rằng, các bạn trẻ cần chia sẻ trong khả năng của mình. “Sẻ chia trước hết với đồng bào của mình. Với cộng đồng thế giới, sự chia sẻ cũng là truyền thống nhân văn, quý báu của người Việt Nam. Việc sẻ chia với những người cần sự giúp đỡ sẽ làm đẹp lên hình ảnh nhân văn mỗi người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã có”, Bí thư thứ Nhất T.Ư Đoàn nhấn mạnh.
 
 
Hoàng Hoa Trung, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019, đặt câu hỏi về sự khuyến khích, hỗ trợ của Đoàn đối với các bạn trẻ có nguyện vọng tổ chức các hoạt động, hành động sẻ chia ý nghĩa với cộng đồng hoặc phát triển những dự án tình nguyện có hiệu quả?
 
Anh Lê Quốc Phong: Năm 2019 trong bình chọn Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu có nhiều đặc biệt. Nếu nhữn năm trước mỗi lĩnh vực chỉ có 1 người được chọn nhưng lĩnh vực tình nguyện vì cộng đồng thì có đến 2 bạn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đoàn đến các bạn là như thế nào. Trong 2 bạn được tuyên dương không phải là hoạt động của tình nguyện của tổ chức Đoàn mà đây là các chương trình, hoạt động các bạn tự nghĩ ra, tự triển khai. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các bạn để làm cầu nối giúp các nguồn lực, hoạt động của bạn đến với nơi cần thiết. Chúng tôi đảm bảo vai trò cầu nối này. Không chỉ có nhóm bạn Trung mà ở các tổ chức khác nếu có hoạt động gì, cần sự liên hệ hãy cứ liên hệ với tổ chức Đoàn để rút ngắn thời gian liên hệ, làm việc, kết nối để các bạn tập trung vào chuyên môn.
 
"Tôi cũng đang suy nghĩ và ngay mới ngày hôm qua khi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, T.Ư Đoàn cũng đề xuất để xây dựng chương trình: Sáng kiến tình nguyện. Qua chương trình, T.Ư Đoàn sẽ thu hút nguồn lực từ xã hội cho các dự án tình nguyện tốt, mục tiêu chung là thu hút sự đầu tư triển khai cho các sáng kiến sáng tạo vì cộng đồng. Khi các bạn nỗ lực, chúng tôi đồng hành, chúng ta cùng góp sức tôi tin sẽ có nhiều hoạt động của thanh niên tình nguyện vì cộng đồng', anh Phong nói.
 
Các bạn đoàn viên Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Cao Bằng; Mai Hải Yến, Đoàn trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh và bạn Nguyễn Thanh Sóng, xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đặt câu hỏi cho anh Lê Quốc Phong về sự định hướng, giải pháp để giúp thanh niên thêm hiểu biết, có sự chọn lọc thông tin đầy đủ, chính xác để chia sẻ thông tin một cách đúng đắn trong thời đại công nghệ thông tin?
 
Anh Phong cho biết, trong nhiều lần đôi thoại gần đây, câu hỏi này luôn lặp lại khi đây đang là nhiều bạn than niên gặp phải. Theo anh Phong, hiện tại, cơ quan nhà nước đã có giải pháp hạn chế tối đa kênh không hợp pháp, thông tin giả, xấu độc. Về tổ chức Đoàn, hiện nay đã tăng cường tuyên truyền trạng bị kỹ năng cần thiế sử dụng mạng xã hội, phát huy tối đa tích cực, hạn chế tối đa tiêu cực đang tác động thanh niên và người sử dụng mạng xã hội.
 
Về vấn đề làm thế nào chọn lọc thông tin, anh Phong cho rằng, quan trọng nhất là lựa chọn kênh thông tinh chính thức, phải chọn kênh thông tin của cơ quân chức năng, của những người có chức năng cung cấp thông tin. Thứ 2, khi tiếp nhận thông tin nguồn chưa rõ cần kiểm chứng, đối chiếu và tìm kiếm kênh chính thống để đối chiếu, so sánh. Thứ 3 là nếu thông tin chưa rõ thì không tiếp tay lan truyền thông tin đó.
 
“Quan trọng nhất là tiếp cận thông tin chính thống và không tiếp tay cho thông tin giả, độc xấu. Mỗi bạn có ý thức hơn sử dụng mạng xã hội như vậy thì tôi tin là việc sử dụng mạng hiệu quả hơn”, anh Phong nói và đề nghị, khi các đoàn viên, thanh niên vẫn còn băn khoăn thì có thể đề đạt, phản ánh với cán bộ Đoàn cơ sở để kiểm chứng thông tin.
 
Bạn Trần Tiểu Vy, Hoa hậu Việt Nam 2018 đặt câu hỏi qua Clip: "Với tôi khát vọng của tuổi trẻ là sự sẻ chia với cộng đồng, là cùng chung tay xây dựng các tổ chức Đoàn, các tổ chức thanh niên, sinh viên ngày càng phát triển hơn nữa, qua đó khơi dậy lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm của thanh niên trước những thách thức chung của xã hội. Trong những ngày dịch covid 19 diễn ra phức tạp, thưa anh Lê Quốc Phong, anh có đánh giá như thế nào về những việc làm và sự đóng góp của những người trẻ trong và ngoài nước cho Tổ quốc trong thời gian qua?".
 
Trả lời câu hỏi này anh Phong cho biết mình rất vui khi và tự hào khi nhìn thấy hình ảnh mà các bạn thanh niên đóng góp chung với đất nước. “Là người làm công tác thanh niên, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn của tôi và nhiều người tới các bạn. Hành động của các bạn đã lan tỏa tới các thanh niên khác, nhiều bạn trẻ ý thức hơn với cộng đồng xã hội”, anh Phong bày tỏ.
 
Nhóm các bạn: Lê Ngọc Huyền, Đoàn phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn; Nguyễn Văn Kiên, Đại học Sao Đỏ, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Nguyễn Nhơn Vinh, Bí thư Đoàn xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang cùng quan tâm và mong muốn được anh Phong chia sẻ về việc, còn có một bộ phận thanh niên chưa hiểu được những giá trị mang lại của hoạt động tình nguyện nên chưa hăng hái tham gia. Trung ương Đoàn có giải pháp nào để tạo môi trường giúp thanh niên phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện và khát vọng cống hiến, sẻ chia của mình?
 
Anh Lê Quốc Phong: Trong thống kê từ các tỉnh, thành Đoàn trong năm 2019 thì có 9 triệu lượt thanh niên tham gia tình nguyện, nếu so sánh với năm 2018 là tăng gấp 3 lần. Nhưng nếu so sánh với 23 triệu thanh niên thì con số này chưa phải quá nhiều trong tham gia hoạt động tình nguyện. Nhưng nhu cầu tình nguyện trong thanh niên lớn hay không? Tôi nghĩ là rất lớn. Thanh niên có nhu cầu chia sẻ với các các hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh, tham gia các hoạt động vì cộng đồng hay không? Tôi tin là có. Trong phong trào tình nguyện, các hoạt động của Đoàn chỉ đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt để khơi dậy còn các hoạt động tình nguyện trong xã hội như hoạt động của thì nhóm bạn Hoàng Hoa Trung vừa qua.
 
"Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tình nguyện của thanh niên, các tổ chức Đoàn, cơ sở Đoàn phải chủ động thiết kế các hoạt động, nhu cầu đa dạng thì phương thức tổ chức cũng phải đa dạng. có bạn có thể tham gia tình nguyện 1 buổi, 1 ngày nhưng cũng có bạn có thể tham gia cả tuần, cả tháng thì phải có hình thức linh hoạt", anh Phong nói.
 
Bạn Hồ Duy Tuấn, Huyện Đoàn Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị; các bạn đoàn viên, thanh niên ở Tương Dương, Nghệ An đề nghị với nội dung như sau: Trung ương Đoàn sẽ có chương trình, chính sách gì hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa phải bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và giúp học sinh, sinh viên ra trường tìm được việc làm?
 
Theo anh Lê Quốc Phong, về đối tượng trẻ em miền núi, vùng khó khăn, hiện nay, Quốc hội đã Nghị quyết phê duyệt Đề án phát triển kinh tế đồng bào dân tộc miền núi. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc cũng xác định chỉ tiêu xây dựng sân chơi cho trẻ em ở vùng khó khăn. “Hiện nay, chúng tôi đang hướng tới địa bàn miền núi, là địa bàn trọng tâm thực hiện nội dung này”, anh Phong nói đồng thời cho biết, Đoàn TN cũng có nhiều phong trào hỗ trợ cho đối tượng này với mục đích làm sao để trẻ em miền núi được hưởng thụ điều kiện tương đương trẻ em đồng bằng.
 
Đối với vấn đề việc làm cho sinh viên, anh Phong cũng cho biết, hiện Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm. Hiện, T.Ư Đoàn đã có nhiều giải pháp tăng cường hoạt động hướng nghiệp, thông tin yêu cầu thị trường lao động đối với sinh viên, thanh niên. “Chúng tôi cố gắng trang bị kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho các bạn sinh viên, thanh niên. Việc có kỹ năng tốt hơn thì khả năng cạnh tranh tốt hơn”, anh Phong nói và cho rằng, với các giải pháp như vậy trong thời gian tới sẽ thúc đẩy giải quyết được vấn đề việc làm cho sinh viên. Tuy nhiên, anh Phong cũng cho rằng, ở góc độ nào đó sinh viên cung chủ động bởi khi chủ động thì các bạn có nhiều lợi thế.
 
Bạn Trần Thị Thu Trang (đoàn viên Đoàn Khối các cơ quan Trung ương); bạn Tống Đức Thành (Bí thư Đoàn xã Song Khê, TP Bắc Giang); bạn Nguyễn Hoài Nam (thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk); bạn Giàng Thị Cúc (Mường Khương, Lào Cai): Hiện nay, có rất nhiều câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tự phát làm công tác từ thiện, tình nguyện rất sáng tạo, hiệu quả mà không đòi hỏi bất kì quyền lợi nào. Tuy nhiên, các hoạt động còn rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu tính kết nối dẫn. Bên cạnh đó, nhiều đội, nhóm không muốn phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước vì thiếu tin tưởng vào sự minh bạch. Xin anh cho biết giải pháp của Đoàn nhằm kết nối các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tình nguyện tạo sức mạnh tổng thể, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần sẻ chia của thanh niên tới cộng đồng; đồng thời, có giải pháp nhằm gia tăng sự tin tưởng, mong muốn phối hợp của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng làm tình nguyện đối với tổ chức Đoàn?
 
Anh Lê Quốc Phong: Về phương pháp kết nối, chúng tôi cũng đề nghị với các bạn có nhu cầu tham gia tình nguyện mạnh dạn tìm đến các tổ chức đoàn, hội. Chúng tôi sẽ kết nối còn các bạn tham gia thực hiện Có nhiều cách phối hợp khác nhau: nếu các bạn có nguồn lực có thể kết nối để các tổ chức thực hiện hoạt động. Còn nếu các bạn muốn hoạt động mà chưa tìm được nguồn lực, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ các bạn tìm kiếm nguồn lực.
 
Về trường hợp không minh bạch trong tình nguyện chỉ là cá biệt ở đâu đó chứ không phổ biến Chúng tôi có Trung tâm thông tin tình nguyện quốc gia là đầu mối kết nối các tổ chức tình nguyện trên cả nước. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều hoạt động: liên hoan các hội nhóm tình nguyện, ngày hội tình nguyện quốc gia để tăng cường trao đổi thông tin tăng cường nhận thức, tăng cường trao đổi giữa các hội nhóm, các tổ chức tình nguyện trên cả nước.
 
Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương tăng cường hỗ trợ các bạn, các đội nhóm thực hiện các hoạt động tình nguyện tại địa phương. Cộng đồng tình nguyện Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Trung ương Đoàn giữ vai trò điều phối chung các hoạt động với mong muốn tất cả các dự án, các hoạt động tình nguyện mang đến giá trị lớn nhất.
 
Kết thúc buổi đối thoại, Bí thư thứ Nhất Lê Quốc Phong bày tỏ mong muốn, thông qua cuộc đối thoại, các bạn đoàn viên thanh niên Việt Nam suy nghĩ về chủ đề ngày hôm nay Khát vọng Thanh niên Việt Nam. “Suy nghĩ về khát vọng của mình mục tiêu đóng góp hiệu quả cho đất nước. Đó là mong muốn lớn lao mà Đảng, nhà nước, đất nước dành cho chúng ta. Người Việt Nam ai cũng mong muốn đất nước phát triển và đóng góp công sức của mình vào sự phát triển đó”, anh Phong nói.

Theo anh Phong, cuộc đối thoại hôm nay diễn ra vào ngày đặc biệt là ngày 26.3, Tháng Thanh niên năm nay cũng rất mới, rất lạ do dịch Covid-19. Tuy nhiên, anh Phong cho rằng, cái mới, lạ do dịch bệnh ang lại không làm nản lòng thanh niên Việt Nam. “Trong bối cảnh này thanh niên thể hiện tính xung kích, thực hiện tốt yêu cầu Chính phủ, đồng lòng cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công trong chống dịch lần này”, anh Phong nhấn mạnh.
 
Mong rằng, dịch bệnh sớm kết thúc, chúng ta tiếp tục những hoạt động tươi mới trong thời gian tiếp theo và hẹn gặp lại nhau vào dịp này nă sau với những thành công, việc làm thành công tốt đẹp hơn.
 
 
Sau 2,5 giờ đối thoại đã với hơn 30 câu hỏi được anh Lê Quốc Phong trả lời trực tiếp cho các bạn thanh niên. Theo thống kê, đã có gần 7,9 triệu lượt tiếp cận trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn, Trung tâm truyền hình Thanh niên, báo Tiền Phong, báo Thanh Niên; Ban Tuyên giáo; Fanpage, Website của các tỉnh, thành đoàn và trên fanpage các ban, đơn vị Trung ương Đoàn.
 
Đúng 11h00, cuộc đối thoại trực tuyến giữa Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong với đoàn viên, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước kết thúc.

CTG