![]() |
Hai chỉ số đều đã đảo chiều, đóng cửa ở gần mức thấp nhất trong phiên. Đây có thể là một kết quả bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, nhất là trước kết quả ấn tượng từ Phố Wall đêm qua, đà tăng mạnh của phiên liền trước |
Hai chỉ số cùng đảo chiều, ở mức gần thấp nhất trong phiên. Hoạt động thoát hàng tập trung cuối phiên, sức cầu cũng trở nên thận trọng.
Quá nửa thời gian của phiên, diễn biến giao dịch tưởng như khẳng định một điều: những ai thực sự muốn bán đã bán. Nhưng, một thực tế là thị trường không thể tiếp tục đi lên vững vàng nếu chỉ dựa trên sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu nhỏ.
Sáng nay, một lần nữa nhiều cổ phiếu lớn, đặc biệt khối tài chính, tiếp tục lình xình và một phần cho thấy niềm tin và sức cầu hiện chưa đủ mạnh để có một bước chuyển dứt khoát. Sự lưỡng lự và thụt lùi sau đó của nhóm cổ phiếu lớn này khiến các quyết định găm giữ nao núng. Và cuối phiên, hoạt động tháo hàng diễn ra mạnh mẽ.
Nhưng trước hết, điểm chú ý là sự tác động của thị trường thế giới. Dow Jones chính thức tái lập mốc 10.000 điểm, các chỉ số chính của Phố Wall tăng mạnh mẽ. Với nhiều nhà đầu tư, kết quả trên có nhiều ý nghĩa, không phải ở sự “liên thông” về điểm số và giá chứng khoán trong nước, mà để kiểm định tâm lý nhà đầu tư. Có thể thấy, sự thận trọng lúc này đã làm bão hòa tin tốt đó. Bên cạnh đó, nhu cầu tạm thoát vẫn lớn dù không lộ diện sớm, và tất nhiên, nhiều quyết định đã bỏ qua cơ hội bán ra tốt nhất trong phiên.
Với VN-Index, con đường trở lại chinh phục mốc 580 điểm khởi đầu khá thuận lợi với mức tăng 10,16 điểm, lên 565,7 điểm trong đợt 1. Chỉ cần 1 phút của đợt nối tiếp để chỉ số này gia tăng lên sát mốc 570 điểm, nhưng mốc này không hiện thực bởi sự thoái lui nhanh chóng sau đó.
Diễn biến giao dịch tại nhiều cổ phiếu lớn, đặc biệt ở nhóm tài chính, khiến sức cầu thận trọng. SSI, STB, VNM, EIB, PVF, VCB, HPG… liên tục giằng co và chung cuộc là sự thoái lui phổ biến dưới tham chiếu. SSI đã chính thức lấy ý kiến cổ đông về chia thưởng, VCB có thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kế hoạch phát hành thêm theo tỷ lệ 1:1…, nhưng giá vẫn chưa thể cải thiện. SSI mất mức tăng mạnh nhất 3.000 đồng trong phiên, về tham chiếu; VCB giảm 1.000 đồng.
Chật vật và thoái lui. Nhóm cổ phiếu lớn không thể tạo được đà bật lại cho chỉ số như phiên liền trước. Điều này khiến các quyết định găm giữ nao núng và một điểm hẹn bán ra lớn xuất hiện. Có thể xem ITA là một điển hình của diễn biến này cuối phiên.
Cổ phiếu của Tân Tạo dễ dàng chiếm giá trần với uy thế gần như tuyệt đối. Quá nửa thời gian giao dịch, mã này trắng trơn dư bán, lượng khớp cũng chỉ có chưa đầy 300.000 đơn vị, trong khi uy thế canh mua giá trần chất tới gần 1 triệu đơn vị. Nhưng, trước diễn biến xấu đi của chỉ số, lượng cung tại đây đột ngột tăng vọt, tập trung khoảng 10 phút cuối đợt 2 và thổi bay gần 1 triệu canh mua giá trần trước đó; khối lượng tại ITA từ dưới 300.000 đơn vị nhảy vọt lên gần 1,5 triệu đơn vị, giá ITA lùi nhẹ dưới mức trần 100 đồng.
Một điển hình khác gần với ITA có từ VCG trên sàn Hà Nội. Cổ phiếu của Vinaconex chiếm giá trần và kiệt hàng khá sớm, nhưng cũng chịu áp lực thoát hàng rất mạnh vào cuối phiên, mức tăng mạnh nhất 3.900 đồng có thời điểm chỉ còn 1.000 đồng. VCG vẫn là một địa chỉ quen thuộc của các tổ chức, và một lần nữa vai trò của khối này thể hiện, nổi bật ở quy mô lệnh cực lớn từ 300.000 – 800.000 đơn vị vào cuộc hỗ trợ ở thời điểm cung hàng lớn xuất hiện. Kết thúc phiên, VCG bật tăng mạnh trở lại với 5,43%, khối lượng bùng nổ lên trên 4 triệu đơn vị (phiên trước 2,5 triệu).
ITA và VCG là những điển hình bán ra thuận lợi, nhưng sức cầu cũng thể hiện được sự hỗ trợ cần thiết. Nhưng điều đó không có ở hầu hết các cổ phiếu lớn khác tăng mạnh đầu phiên, như tại SHB và SHS, hay thất vọng ở BVS, KLS trên HNX…
Kết thúc phiên, cả VN-Index và HNX-Index đều đã đảo chiều, đóng cửa ở gần mức thấp nhất trong phiên. Đây có thể là một kết quả bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, nhất là trước kết quả ấn tượng từ Phố Wall đêm qua, đà tăng mạnh của phiên liền trước. Nhưng có thể không bất ngờ với những người hoài nghi về sức mạnh của nguồn tiền và sự vững vàng của niềm tin hiện nay.
Toàn phiên sáng nay trên HOSE có 61 triệu đơn vị với 2.935 tỷ đồng, trên HNX là 34,6 triệu đơn vị với 1.513 tỷ đồng.
Quá nửa thời gian của phiên, diễn biến giao dịch tưởng như khẳng định một điều: những ai thực sự muốn bán đã bán. Nhưng, một thực tế là thị trường không thể tiếp tục đi lên vững vàng nếu chỉ dựa trên sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu nhỏ.
Sáng nay, một lần nữa nhiều cổ phiếu lớn, đặc biệt khối tài chính, tiếp tục lình xình và một phần cho thấy niềm tin và sức cầu hiện chưa đủ mạnh để có một bước chuyển dứt khoát. Sự lưỡng lự và thụt lùi sau đó của nhóm cổ phiếu lớn này khiến các quyết định găm giữ nao núng. Và cuối phiên, hoạt động tháo hàng diễn ra mạnh mẽ.
Nhưng trước hết, điểm chú ý là sự tác động của thị trường thế giới. Dow Jones chính thức tái lập mốc 10.000 điểm, các chỉ số chính của Phố Wall tăng mạnh mẽ. Với nhiều nhà đầu tư, kết quả trên có nhiều ý nghĩa, không phải ở sự “liên thông” về điểm số và giá chứng khoán trong nước, mà để kiểm định tâm lý nhà đầu tư. Có thể thấy, sự thận trọng lúc này đã làm bão hòa tin tốt đó. Bên cạnh đó, nhu cầu tạm thoát vẫn lớn dù không lộ diện sớm, và tất nhiên, nhiều quyết định đã bỏ qua cơ hội bán ra tốt nhất trong phiên.
Với VN-Index, con đường trở lại chinh phục mốc 580 điểm khởi đầu khá thuận lợi với mức tăng 10,16 điểm, lên 565,7 điểm trong đợt 1. Chỉ cần 1 phút của đợt nối tiếp để chỉ số này gia tăng lên sát mốc 570 điểm, nhưng mốc này không hiện thực bởi sự thoái lui nhanh chóng sau đó.
Diễn biến giao dịch tại nhiều cổ phiếu lớn, đặc biệt ở nhóm tài chính, khiến sức cầu thận trọng. SSI, STB, VNM, EIB, PVF, VCB, HPG… liên tục giằng co và chung cuộc là sự thoái lui phổ biến dưới tham chiếu. SSI đã chính thức lấy ý kiến cổ đông về chia thưởng, VCB có thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kế hoạch phát hành thêm theo tỷ lệ 1:1…, nhưng giá vẫn chưa thể cải thiện. SSI mất mức tăng mạnh nhất 3.000 đồng trong phiên, về tham chiếu; VCB giảm 1.000 đồng.
Chật vật và thoái lui. Nhóm cổ phiếu lớn không thể tạo được đà bật lại cho chỉ số như phiên liền trước. Điều này khiến các quyết định găm giữ nao núng và một điểm hẹn bán ra lớn xuất hiện. Có thể xem ITA là một điển hình của diễn biến này cuối phiên.
Cổ phiếu của Tân Tạo dễ dàng chiếm giá trần với uy thế gần như tuyệt đối. Quá nửa thời gian giao dịch, mã này trắng trơn dư bán, lượng khớp cũng chỉ có chưa đầy 300.000 đơn vị, trong khi uy thế canh mua giá trần chất tới gần 1 triệu đơn vị. Nhưng, trước diễn biến xấu đi của chỉ số, lượng cung tại đây đột ngột tăng vọt, tập trung khoảng 10 phút cuối đợt 2 và thổi bay gần 1 triệu canh mua giá trần trước đó; khối lượng tại ITA từ dưới 300.000 đơn vị nhảy vọt lên gần 1,5 triệu đơn vị, giá ITA lùi nhẹ dưới mức trần 100 đồng.
Một điển hình khác gần với ITA có từ VCG trên sàn Hà Nội. Cổ phiếu của Vinaconex chiếm giá trần và kiệt hàng khá sớm, nhưng cũng chịu áp lực thoát hàng rất mạnh vào cuối phiên, mức tăng mạnh nhất 3.900 đồng có thời điểm chỉ còn 1.000 đồng. VCG vẫn là một địa chỉ quen thuộc của các tổ chức, và một lần nữa vai trò của khối này thể hiện, nổi bật ở quy mô lệnh cực lớn từ 300.000 – 800.000 đơn vị vào cuộc hỗ trợ ở thời điểm cung hàng lớn xuất hiện. Kết thúc phiên, VCG bật tăng mạnh trở lại với 5,43%, khối lượng bùng nổ lên trên 4 triệu đơn vị (phiên trước 2,5 triệu).
ITA và VCG là những điển hình bán ra thuận lợi, nhưng sức cầu cũng thể hiện được sự hỗ trợ cần thiết. Nhưng điều đó không có ở hầu hết các cổ phiếu lớn khác tăng mạnh đầu phiên, như tại SHB và SHS, hay thất vọng ở BVS, KLS trên HNX…
Kết thúc phiên, cả VN-Index và HNX-Index đều đã đảo chiều, đóng cửa ở gần mức thấp nhất trong phiên. Đây có thể là một kết quả bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, nhất là trước kết quả ấn tượng từ Phố Wall đêm qua, đà tăng mạnh của phiên liền trước. Nhưng có thể không bất ngờ với những người hoài nghi về sức mạnh của nguồn tiền và sự vững vàng của niềm tin hiện nay.
Toàn phiên sáng nay trên HOSE có 61 triệu đơn vị với 2.935 tỷ đồng, trên HNX là 34,6 triệu đơn vị với 1.513 tỷ đồng.
Theo VnEconomy