Ngoài 12 câu hỏi chuẩn bị trước, thêm 8 vấn đề được học sinh đưa ra đối thoại. Ảnh: Phan Hậu |
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời một câu hỏi về tình trạng trẻ phải lao động sớm trong môi trường độc hại và khẳng định là “không nhiều, chỉ cá biệt một vài trường hợp. Nếu các cháu có phát hiện thì báo cho người lớn, chính quyền nơi các cháu sinh sống để có biện pháp can thiệp”.
Một học sinh đến từ TPHCM không đồng tình với phần trả lời của bà bộ trưởng: “Nếu nói tình trạng lao động sớm của trẻ dưới 15 tuổi với nhiều việc nặng, môi trường độc hại ít là chưa đúng.
Ở nơi con ở có nhiều bạn phải lao động sớm. Báo chí phát hiện hay chính quyền có phạt đóng cửa thì chỉ một thời gian sau cơ sở đó lại mở và lại tiếp tục bóc lột sức lao động của trẻ em.
Nhiều bạn đi làm vất vả cả ngày nhưng thù lao khi nhận lại cứ như phải đi xin người ta làm phước vậy! Tụi con còn nhỏ, có lên tiếng nói thì các cô, các chú có nghe con nói không?”.
Chủ trì cuộc đối thoại với trẻ em đến từ 26 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan không ít lần ngạc nhiên xen trước những câu hỏi, các vấn đề mà những học sinh này nêu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh cho biết, hai năm nay tại TPHCM thí điểm việc tổ chức các diễn đàn, đối thoại và để trẻ em góp ý về các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển và tạo môi trường học tập, vui chơi giải trí cho trẻ em. Thời gian tới, Ủy ban sẽ kiến nghị HĐND các tỉnh, thành tổ chức các diễn đàn lắng nghe trẻ em nói, góp ý vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội và chính sách liên quan đến trẻ em của các địa phương. |
Ban tổ chức diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2009 dự kiến gật đầu với 12 câu hỏi (thuộc các nhóm chủ đề chăm sóc sức khỏe, nước sạch và vệ sinh môi trường, văn hóa, giáo dục và quyền tham gia của trẻ em, bảo vệ trẻ em) để những em tham gia nêu vấn đề. Nhưng, phần đối thoại trở nên hấp dẫn hơn khi có tới tám vấn đề khác được các em hỏi lại và đề nghị được giải đáp khiến thời gian đối thoại kéo dài ngoài dự kiến.
Vừa nhập cuộc, có em hỏi luôn: “Làm thế nào để nhân dân và trẻ em ở nông thôn được dùng nước sạch? Ở rất nhiều nơi, việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là việc phá hủy các dòng sông của rất nhiều công ty... các bác lãnh đạo nghĩ gì và có biện pháp xử lý ra sao? Cơ chế nào để trẻ em được tham gia góp ý vào các chính sách liên quan đến trẻ em?
Trẻ em chết đuối trong mùa mưa lũ, lãnh đạo Bộ GD&ĐT có hướng giải quyết gì trước nhu cầu của học sinh về việc trang bị kỹ năng sống, kiến thức về sức khoẻ sinh sản? Yêu cầu việc xây dựng hệ thống nhà văn hoá, nhà thiếu nhi ở cấp quận, huyện...
Mỗi lần, các em đặt câu hỏi, Phó Chủ tịch nước đều ghi chép và phân công lãnh đạo các bộ, ngành có mặt trả lời. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan giáo dục không được giải đáp thỏa đáng vì không có lãnh đạo Bộ GD&ĐT dự.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “Được nghe 20 câu hỏi và những vấn đề các em nêu mới thấy trẻ em thực sự mạnh dạn, tiến bộ, tự tin và đầy trí tuệ. Bổn phận của cơ quan quản lý nhà nước là tiếp thu ý kiến, đề xuất của các em và cùng nhau suy nghĩ để giải quyết”.
Phó Chủ tịch nước đề nghị các bộ ngành rà soát lại các chính sách đối với trẻ em và trong quá trình xây dựng chính sách phải lắng nghe trẻ em nói. Trước khi ban hành chính sách dành cho trẻ phải có diễn đàn cho trẻ em đóng góp ý kiến...
Theo Tiền Phong