![]() |
Với hệ thống bảo hiểm xã hội rất chu đáo, người Pháp nổi tiếng về việc… thích uống thuốc. Kết quả là mỗi năm hóa đơn thuốc men tại Pháp lên đến 27 tỉ euro, theo tờ France Soir. Rất nhiều bệnh nhân, thậm chí một số bác sĩ, dường như quên rằng tất cả các loại thuốc đều có phản ứng phụ. Khi bệnh nhân bị “mờ mắt” bởi quảng cáo và các bác sĩ bị ràng buộc bởi các hãng dược thì các loại thuốc “lợi bất cập hại” sẽ được sử dụng vô tội vạ.
Theo báo cáo của Ủy ban Điều tra Thượng viện, Cơ quan An ninh sản phẩm y tế (Afssaps) được hỗ trợ tài chính rất nhiều từ các hãng dược. Afssaps chính là nơi cấp giấy phép lưu hành cho các loại dược phẩm. Một khi “đầu đã xuôi”, thuốc được bày bán, kê toa, thì tình hình trở nên khá an toàn đối với các hãng dược vì các cơ chế kiểm tra tính hiệu quả của thuốc và nguy cơ tác dụng phụ vẫn chưa được siết chặt tại Pháp.
Ngoài ra, chi phí những chương trình đào tạo y học chuyên sâu bắt buộc tại Pháp được chi trả 98% bởi các hãng dược. Các bác sĩ vì thế khó tránh việc bị “trói tay trói chân”. Cùng chung cảnh ngộ là các tạp chí y khoa. Những chuyên san hoàn toàn độc lập với ngành dược phẩm tại Pháp hiện chỉ có Pratiques và Prescrire. Trong đó, Prescrire là nơi đầu tiên đăng tải thông tin về Mediator. Còn lại, các tờ khác đều được các hãng dược “rót” tiền quảng cáo, đặt báo dài hạn với số lượng lớn đều đặn. Khi cuốn sách viết về tác hại của dược chất benfluorex trong “tử dược” Mediator của bác sĩ Irène Frachon được phát hành, tờ Quotidien du Médecin đã cho đăng ngay một bài quảng cáo của Tập đoàn Servier nhằm chối bỏ mọi liên quan giữa thuốc này với những ảnh hưởng đến van tim.
10 loại thuốc bị cảnh báo |
Nhiều loại thuốc bị cảnh báo cũng có mặt ở Việt Nam
|
Theo Thanh niên