Giải thưởng Lý Tự Trọng 2023: Nữ bí thư Đoàn nặng lòng với biển đảo quê hương

CTG - Nữ bí thư Đoàn trường có nhiều phần việc hỗ trợ và hướng về biển đảo quê hương vinh dự được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng 2023.

Luôn hướng về biển đảo quê hương

Luôn nặng lòng với vùng biển đảo xa xôi của Tổ quốc, nơi thiếu thốn về mọi thứ nhưng là một phần "máu thịt" của đất nước, chị Thái Thị Hiền (35 tuổi), Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Tường ĐH Cửu Long, đã tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng nhiều chương trình, phần việc, vận động nguồn lực hỗ trợ hướng về biển đảo và vinh dự nằm trong top 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc nhận giải thưởng Lý Tự Trọng 2023.

Giải Lý Tự Trọng 2023:Nữ bí thư đoàn trường ĐH 'nặng lòng' với biển đảo quê hương - Ảnh 1.

Chị Thái Thị Hiền tham gia công trình thanh niên "cột điện nở hoa" ở địa phương

 

Cụ thể, trong năm Chị Hiền đã tập hợp sức mạng khối đại đoàn kết thanh niên và triển khai thực hiện nhiều phần việc cụ thể như: tổ chức Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại Cam Ranh (Khánh Hòa); vận động thực hiện công trình thanh niên xây dựng nông thôn mới, sân chơi thiếu nhi, đường cờ Tổ quốc và bia tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Trung đoàn Tàu ngầm 196 trị giá 280 triệu đồng; xây dựng công trình Thắp sáng đường quê, rải đá đường quê tại H.Giồng Riềng (Kiên Giang) trị giá 30 triệu đồng; vận động trao học bổng cho con em cán bộ chiến sĩ, thủy thủ và ngư dân tại Cam Ranh 30 triệu đồng...

Ngoài ra, chị Hiền còn tổ chức 7 cuộc hành trình về địa chỉ đỏ, địa danh lịch sử cách mạng tại: Đền thờ cố Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu lưu niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, khu lưu niệm cố giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, khu căn cứ cách mạng Cái Ngang, các nghĩa trang liệt sĩ H.Long Hồ, nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long, Địa đạo Củ Chi (TP.HCM), Bảo tàng Quang Trung (Bình Định).

Giải Lý Tự Trọng 2023:Nữ bí thư đoàn trường ĐH 'nặng lòng' với biển đảo quê hương - Ảnh 2.

Chị Hiền thăm tặng quà chiến sĩ, gia đình chiến sĩ và ngư dân trong một chương trình thanh niên hướng về biển đảo quê hương

 

Đẩy mạnh thực hiện công tác quốc tế thanh niên

Bên cạnh việc hỗ trợ học tập, chăm lo về vật chất, chị Hiền tập thể Đoàn trường vô cùng chú trọng đến chăm lo phát triển kỹ năng, nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho đoàn viên, thanh niên. Chương trình này được xem là thế mạnh của Đoàn Trường ĐH Cửu Long vì trường có số lượng sinh viên người nước ngoài Lào, Campuchia đông nhất khu vực ĐBSCL và các chương trình hợp tác, giao lưu quốc tế diễn ra thường xuyên.

Giải Lý Tự Trọng 2023:Nữ bí thư đoàn trường ĐH 'nặng lòng' với biển đảo quê hương - Ảnh 3.

Chị Hiền (thứ 3 từ phải sang) vận động nhu yếu phẩm hỗ trợ lưu học sinh nước bạn và hỗ trợ người dân địa phương trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua

Cụ thể, trong năm chị Hiền đã tổ chức trên 38 chương trình giao lưu, hội thi về văn hóa, văn nghệ sinh viên các nước Việt Nam – Lào – Campuchia – Hàn Quốc – Nhật Bản – Malaysia - Úc, sinh viên các khóa, chào đón tân sinh viên,… cho 6.500 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Ngoài ra, chị còn tham mưu lãnh đạo trường phối hợp các đơn vị mời các nhân vật nổi tiếng, ca sĩ nổi tiếng, các đoàn phim… giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống cùng đoàn viên thanh niên.

"Trường ĐH Cửu Long là trường có số lượng sinh viên người nước ngoài Lào, Campuchia đông nhất khu vực ĐBSCL với gần 200 lưu học sinh đang học tập các hệ tại trường. Do đó, bản thân tôi đã xúc tiến, đẩy mạnh công tác hỗ trợ thanh niên quốc tế trong học tập, đời sống và tham gia các chương trình tình nguyện quốc tế với tổng kinh phí trên 156 triệu đồng. Điển hình như: vận động đóng góp hỗ trợ người dân Lào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Thành lập CLB Tiếng Việt với trên 50 thành viên hỗ trợ lưu học sinh Lào, Campuchia học tập tiếng Việt. Trong năm 2022, tổ chức trên 136 buổi học, hỗ trợ, nâng cao tiếng Việt và kiến thức chuyên ngành cho lưu học sinh. CLB đã giúp các bạn sinh viên nước ngoài rút ngắn thời gian học tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết thành thạo xuống 3 tháng...", nữ bí thư Đoàn Trường ĐH Cửu Long kể.

Nguồn TNO