Trước khi rút ví ra và mua gì đó, hãy tìm kiếm những phương án thay thế cho việc chi tiền. Qua tháp nhu cầu chi tiêu này, bạn sẽ hiểu rằng mình cần phải cân nhắc liệu có lựa chọn nào ngoài việc phải chi tiền hay không.
Cấp độ của tháp nhu cầu chi tiêu:
1. DÙNG THỨ BẠN CÓ
Đây là câu hỏi chắc chắn bạn nên tự vấn khi đang muốn mua gì đó: Tôi đã có thứ này chưa? Câu trả lời thường sẽ là “rồi”. Các dụng cụ làm bếp chính là ví dụ cụ thể cho lời khuyên “Dùng thứ bạn có”. Tôi đã phải trải nghiệm điều này khi mua về một cái chảo rán trứng và nhận ra nó có vẻ khá thừa thãi trong căn bếp chật hẹp của mình trong khi tôi đã có một cái chảo rán khác chẳng kém cạnh. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn vác về một đống thứ đồ thừa thãi khác, liệu bạn sẽ cảm thấy thế nào?
2. MƯỢN
Thay vì mua mới, bạn có thể đi mượn. Thay vì đi mua một quyển sách dạy chụp ảnh, bạn có thể mượn nó trong thư viện. Thay vì mua lều cắm trại đắt tiền, bạn có thể đi mượn
3. ĐỔI
Bạn nghĩ sao về việc thực hiện trao đổi để có thứ mình cần? Ví dụ, tôi muốn học guitar từ bạn mình, nhưng thay vì phải trả học phí, tôi đã thỏa thuận sẽ giúp anh ấy viết nội dung cho trang web của anh ấy còn anh ấy thì sẽ dạy lại tôi chơi guitar chẳng hạn.
4. CHI TIÊU TIẾT KIỆM
Thay vì mua một thứ mới 100%, tại sao bạn không nghĩ tới việc mua đồ secondhand?
5. TỰ LÀM
Nếu tự tin với độ khéo tay của mình, bạn có thể tự làm thứ mình cần thay vì đi mua.
6. MUA
Cuối cùng, cũng là mức độ cao nhất trong tháp nhu cầu, hãy mua thứ mà bạn cảm thấy thực sự cần phải mua.
Ranh giới giữa việc ném tiền qua cửa sổ và tiêu tiền để tiết kiệm thời gian thực sự rất mong manh.
Nguồn: Greenmood
T.LN