Giáo viên mầm non miền núi "biến" những viên đá cuội thành tranh vẽ gây quỹ từ thiện

(CTG) Bằng sự sáng tạo, những viên đá cuội nhặt ngoài suối được các cô giáo mầm non huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) kết hợp với màu sắc tạo thành những bức tranh vẽ sống động, đẹp mắt.

Giáo viên mầm non miền núi

Hai tuần qua, các giáo viên trường mầm non Hòa Bình (thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An) đã miệt mài ngày đêm sáng tạo ra những bức tranh vẽ để bán gây quỹ từ thiện. Điều đặc biệt, những bức tranh này không chỉ vẽ đơn thuần từ màu mà còn có sự kết hợp đặc biệt của những viên đá cuội.

Giáo viên mầm non miền núi

Trước đó, từ đầu tháng 4/2024, các giáo viên trường mầm non Hòa Bình đã bắt đầu triển khai ý tưởng làm tranh vẽ từ đá để bán gây quỹ làm tủ sách thư viện của trường đồng thời gây quỹ từ thiện hỗ trợ cho các em học sinh nghèo khó khăn trên địa bàn.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Để tạo nên sự đặc biệt cho bức tranh, các giáo viên chọn nguyên liệu vẽ tranh chính từ đá. Hàng ngày, các giáo viên ra bờ sông, suối chọn lựa những viên đá cuội phù hợp rồi mang về rửa sạch, phơi khô.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Khoảng không gian dưới gầm cầu thang của trường được các cô giáo tận dụng để làm "kho" đựng nguyên vật liệu và làm không gian sáng tạo tranh.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Cô Trần Thị Hiền (trường mầm non Hòa Bình) cho hay, khác với những bức tranh vẽ từ màu, việc vẽ bằng đá khó khăn hơn. Ban đầu, các cô giáo phải làm sạch đá rồi tô nhiều lớp màu lên để tạo ra mảng màu đẹp mắt. Ngoài ra, việc chọn lựa những viên đá phù hợp để làm sao ghép lên tạo ra một bức tranh đẹp mới là điều khó khăn nhất.

Giáo viên mầm non miền núi

"Do các giáo viên còn phải đứng lớp nên chỉ khoảng 5 giáo viên tranh thủ những thời gian rảnh tham gia vẽ tranh. Việc vẽ tranh đá cũng rất khó. Các cô phải vẽ khung sườn chi tiết chính rồi vẽ màu lên đá. Đá phải vẽ nhiều lớp màu mới bám được vào đá. Rồi ghép làm sao để viên đá phù hợp với bức vẽ cũng là điều khó", cô Trần Thị Hiền nói và cho hay, các cô phải đặt khung tranh bằng vải có kích thước lớn và mua loại keo chuyên dụng dính đá để về làm tranh.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Bất kể ngày hay đêm, các cô giáo trường mầm non Hòa Bình cũng tranh thủ để sớm hoàn thiện những bức tranh với mong muốn làm được thật nhiều, bán thật nhiều để gây quỹ.

Giáo viên mầm non miền núi

Không chỉ làm những bức tranh khổ lớn, các cô giáo còn lồng ghép vào các hoạt động trong trường để các em học sinh cùng tham gia sáng tạo những bức tranh khổ nhỏ bằng đá.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Các em nhỏ thích thú, hào hứng khi được trực tiếp vẽ lên những viên đá tạo tranh.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Những buổi hoạt động vẽ tranh luôn thu hút sự thích thú của các em học sinh trong trường.

 

Giáo viên mầm non miền núi

Hơn 2 tuần, các giáo viên trường mầm non Hòa Bình đã vẽ được hơn 10 bức tranh bằng đá khổ lớn. "Hiện có rất nhiều khách đặt vẽ tranh. Một số khách đã chuyển tiền trước. Những bức tranh được bán với giá từ 300-600 nghìn đồng tùy kích thước", cô Trần Thị Hiền nói và cho biết, thời gian tới các cô giáo sẽ cố gắng vẽ thật nhiều bức tranh hơn nữa.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Những bức tranh được các cô giáo sáng tạo từ đá rất đẹp mắt và sống động.

Giáo viên mầm non miền núi

Các em nhỏ còn vẽ tranh ngộ nghĩnh lên những hòn đá cuội để làm cục chặn giấy.

Giáo viên mầm non miền núi

Những bức tranh đẹp mắt được kết hợp từ màu vẽ và những hòn đá trang trí thành mái tóc nở hoa.

Giáo viên mầm non miền núi Giáo viên mầm non miền núi

Được biết không chỉ tại trường mầm non Hòa Bình mà hiện một số trường mầm non trên địa bàn huyện Tương Dương cũng đã triển khai hoạt động vẽ tranh sáng tạo từ những hòn đá cuội để bán gây quỹ làm thư viện sách của trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Theo TPO