Giới trẻ TPHCM thỏa đam mê bóng chày trên sân... bóng đá
CTG - Khái niệm bóng chày (Baseball) đối với người đam mê thể thao ở TPHCM hiện vẫn còn khá xa lạ. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ cuối tuần tìm đến sân bóng đá có thiết bị chuyên dụng, tự "thiết kế" một sân bóng chày để giao lưu, tập luyện, thi đấu...
Cuối tuần, những bạn trẻ đam mê bộ môn bóng chày tìm đến sân bóng đá phía sau Pháp viện Minh Đăng Quang (TP Thủ Đức) để thỏa niềm đam mê bóng chày. |
|
Do TPHCM chưa có sân bóng chày nên các bạn thường phải tự thiết kế sân mỗi khi muốn chơi. |
Hình ảnh khởi động vui nhộn dù TPHCM chưa có sân chơi đúng nghĩa cho cho bộ môn này. |
|
Sân bóng chày được chia thành 2 phần là sân trong và sân ngoài, ngăn cách nhau bằng một đường vôi trắng. Dụng cụ dùng trong bộ môn này cũng khá đơn giản, bao gồm gậy, bóng, găng tay và một số dụng cụ bảo hộ khác. |
|
Sân bóng chày sẽ được chia thành 2 phần là sân trong và sân ngoài, ngăn cách nhau bằng một đường vôi trắng. Ở sân trong có một phần sân nhỏ hình kim cương với cạnh dài 27,36m, được tạo thành từ dĩa nhà và 3 gôn. Chiếc mút hình vuông màu trắng trong ảnh có tên chuyên môn là base, nghĩa là gôn. |
|
"Ông vua áo đen" đứng phía sau cầu ném có nhiệm vụ xác định quả bóng bay vào trong hay ra ngoài khu vực tiêu chuẩn (strikezone) để xác định bóng lỗi hay bóng chuẩn. |
|
Đây chính là khu vực strikezone, người ném phải đưa bóng vào khu vực hình chữ nhật này của người đánh bóng (Batter) và người bắt bóng (Catcher). Ngoài thực tế, khu vực hình chữ nhật được xác định bằng... cảm quan của trọng tài. Theo các cầu thủ, ở các giải chuyên nghiệp từ năm sau sẽ có trọng tài tự động để xác định khu vực này.
|
|
Đây là một trong các cầu thủ quan trọng của một đội bóng chày. Đúng như tên gọi, cầu thủ này sẽ thực hiện các cú ném bóng sao cho cầu thủ đánh bóng của đối thủ không thể đỡ được bóng. |
|
Batter Vũ Trung Đức sinh năm 1994 chơi từ năm 2012 có nhiều cú đánh uy lực, tiếc là anh không có cú giành điểm home run (đánh bóng ra ngoài sân, giành điểm trực tiếp). Một cú strike được tính khi cầu thủ đánh bóng vung gậy nhưng đánh trượt bóng. Người đánh bóng có thể không vung gậy, nhưng nếu bóng nằm trong một khu vực nhất định, gọi là “strike zone”, thì vẫn bị tính là một cú strike. Nếu cầu thủ ném bóng ném hỏng, tức là bóng bay khỏi khu vực strike zone, và cầu thủ đánh bóng không vung gậy, họ có quyền tự ý đi đến gôn đầu tiên mà không bị cản trở. |
|
"Đa phần quần áo, dụng cụ chơi môn này khá đắt. Nếu người chơi đầu tư tầm trung thôi thì gậy và găng bắt bóng cũng hơn 5 triệu rồi. Nhưng thật sự phần tốn kém nhất vẫn là bóng. Mỗi quả bóng có giá khoảng 100.000 đồng và thường xuyên bị đánh văng ra ngoài sân, coi như mất", bạn Nguyễn Tấn Nguyên Khôi kể. |
|
Người ném bóng của đội phòng ngự sẽ cố gắng ném bóng sao cho bóng bay qua người của cầu thủ đánh bóng đội bạn và bay thẳng vào găng của đồng đội mình (cầu thủ bắt bóng). Đây gọi là một cú strike out. Nếu cầu thủ đánh bóng không đỡ được 3 lần thì sẽ bị loại (out). |
|
Trong trường hợp cầu thủ đánh bóng có thể thực hiện thành công cú đánh, bóng được xem là đã “vào cuộc”. Lúc này, người đánh bóng sẽ phải bỏ gậy và chạy ngay về phía các gôn. Trong khi đó, 8 thành viên của đội phòng ngự sẽ cố gắng bắt bóng trước khi bóng chạm đất hoặc cố gắng giành lấy bóng và chạm vào cơ thể của người đánh bóng trước khi họ đến được gôn. |
|
Thiên Di hiện đang là sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật. |
|
Đội trưởng Trung Đức công việc chính chuyên về lĩnh vực y khoa, đầu tư một số dự án ở các bệnh viện. "Hôm nay, đội em đấu giải do Hội thể thao Hàn Quốc ở TPHCM tổ chức. Hiện tại, Liên đoàn Bóng chày bóng mềm Việt Nam mỗi năm chỉ tổ chức 1 giải VĐQG nên sân chơi ở các địa phương chưa nhiều...", Đức chia sẻ. |
|
Theo TPO