Thế nào là giáo dục? Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục dưới sự hướng dẫn của người khác, có thể thông qua tự học.
Mục đích của trường học? Trong những năm đầu đi học, trọng tâm thường xoay quanh việc phát triển kỹ năng cơ bản về đọc và viết và kỹ năng giao tiếp liên cá nhân nhằm thúc đẩy khả năng học những kỹ năng và môn học phức tạp hơn.
Sau khi có được những khả năng cơ bản này, giáo dục thường chú trọng đến việc giúp cho các cá nhân có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tăng cường khả năng tạo ra giá trị và khả năng làm việc kiếm sống cho mình. Thỏa mãn sự tò mò cá nhân (giáo dục vì chính nó) và mong muốn phát triển cá nhân (để nâng cao trình độ mà không cần phải có lý do cụ thể liên quan đến nghề nghiệp) cũng là những lý do phổ biến khiến người ta theo đuổi giáo dục và đi đến trường.
Trước thế kỉ 17 thì chỉ có dân tộc Do Thái là coi trọng việc giáo dục. Phần lớn người dân thường sống với cuộc sống nông nghiệp, tự cung tự cấp, sở hữu ruộng đất lúc này cũng không được xem trọng vì nhà ở cách nhà cả cây số, người thưa đất rộng. Điều này làm cho việc học tập và giáo dục không có sự thay đổi nào đáng kể ngoài việc trở thành tầng lớp thống trị sống bằng thuế. Công việc thợ thủ công cũng không cần phải học tập nhiều. Việc không học tập mà vẫn sống tốt đã làm cho người dân từ chối giáo dục.
Chỉ có tầng lớp quý tộc, tu sĩ mới hiểu được giá trị của việc học. Và họ học tập vẫn chỉ một mục đích duy nhất là trở thành tầng lớp thống trị và sống bằng thuế. Vẫn có các viện nghiên cứu khoa học ở các viện thần học để nghiên cứu nhằm đưa ra quốc sách cho hệ thống chính quyền. Ví dụ dễ thấy nhất là ngày làm 8 giờ, mỗi ngày làm 5 ngày (tuần làm việc 40 giờ) là thành quả của viện thần học Hy Lạp (sau này được phong trào công nhân phổ biến).
Người Do Thái từ thế kỉ II trước công nguyên đã bắt toàn bộ nam giới phải biết đọc. Mục đích của họ có thể là truyền giáo hoặc làm trong lĩnh vực tài chính, buôn bán nước ngoài (họ là dân nhập cư).
Do đó có thể nói "giáo dục thường được xem là phương tiện giúp tất cả mọi người vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự công bằng tốt hơn, và có được của cải và địa vị xã hội".
Hoạt động dạy học là gì? Giảng dạy là thúc đẩy người khác học tập. Tâm lý học giáo dục là gì? Tâm lý học giáo dục là ngành học về việc con người học như thế nào trong những môi trường giáo dục, hiệu quả của những can thiệp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và tâm lý học xã hội ở trường học với tư cách là một tổ chức. Phương thức học tập là gì?
Những phương thức học tập thường được sử dụng nhất là: thông qua thị giác (visual: học dựa trên quan sát và nhìn thấy những gì đang được học), thông qua thính giác (auditory: học dựa trên việc lắng nghe thông tin và hướng dẫn), và thông qua vận động (kinesthetic: học dựa trên sự vận động, như khi tham gia các hoạt động và trực tiếp thực tập) - viết tắt là VAK.
Những người dạy trong các trường trung học và tiểu học thường được gọi là giáo viên, họ điều khiển hoạt động giáo dục học sinh và có thể dạy nhiều môn như đọc, viết, toán, khoa học, và lịch sử. Những người dạy trong các cơ sở giáo dục sau trung học có thể được gọi là giáo viên, giảng viên, hay giáo sư, tùy vào loại hình cơ sở giáo dục; họ chủ yếu chỉ dạy về chuyên ngành của mình. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
"Tiên học lễ, hậu học văn". Lễ, thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc (nói khái quát). Con người là sinh vật có tập tính xã hội, mọi thành công của chúng ta phần lớn gắn liền với cộng động, có sự kế thừa từ nền tảng giáo dục của gia đình, xã hội. Việc trao đổi, tiếp xúc, giao tế giữa người với người, giữa người với cộng đồng là điều đầu tiên được học.
Nếu tách ra khỏi nền tảng xã hội, giáo dục sẽ chẳng khác gì "một con gà công nghiệp được nuôi nhốt" dù có thiên tài đi nữa cũng chẳng thể giải quyết được công việc cho cộng đồng ngoài việc của cá nhân. Các bạn sẽ không lạ với các trường hợp thiên tài bị tách khỏi "bầy đàn" (bạn bè cùng lứa tuổi, cùng sở thích, thế hệ của họ) và họ trở nên lập dị không còn khả năng giao tiếp, giải quyết công việc chung của cộng đồng ngoài việc cá nhân.
Do đó việc họ lễ độ và cách giao tiếp cộng đồng quan trọng hơn tất thảy vì dù là người thường hay thiên tài đều sẽ vô dụng nếu không có các kĩ năng cộng đồng này. Xử lí tốt mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là điều ưu tiên số một để quyết định thành công dù bạn là người bình thường hay thiên tài. Người ta thường nhấn mạnh tới việc người dưới phải lễ độ với người trên mà quên mất rằng chính người trên cũng phải thực hành lễ độ mới có thể giảng dạy tốt. Vì có "học" thì phải có "dạy", không dạy thì học gì đây?
Và lễ độ là điều cần phải dạy trước tiên. Như trên tôi đã từng đề cập phương thức học tập đầu tiên là "thông qua thị giác" là quan trọng nhất. Người điếc mất giác quan nghe, vẫn có thể học tập tốt hơn một người mù. Điều đó cho thấy việc nhìn bằng thị giác là phương thức học tập đầu tiên, có ý nghĩa rất lớn.
"Trẻ em là tấm gương phản chiếu người lớn", chúng vốn không nghe những gì người lớn nói mà chủ yếu là làm theo bằng cách nhìn và quan sát. Một người mẹ nghiện smartphone không thể dạy con mình rằng "hãy tránh xa điện thoại". Một thầy giáo "miệng thì nói nam mô, nhưng ánh mắt hình viên đạn" cũng không thể tránh việc học sinh dành lại cho thầy "ánh mắt hình viên đạn". Cái đó người ta gọi là luật nhân quả hay luật vạn vật hấp dẫn ("ngưu tầm ngưu, mã tầm mã").
Do đó, học sinh cần trưởng thành trong một môi trường giáo dục lành mạnh và có sự tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh với giáo viên là yếu tố quan trọng để xây dựng một trường học hiệu quả. Các hành động không tôn trọng nhau có thể bằng vũ lực có thể bằng cử chỉ, thái độ. Do đó cần nhận thức được bạo lực tinh thần khác cơ bản với bạo lực thể xác, nhưng bạo lực tinh thần có phần còn tồi tệ hơn và đa dạng, phổ biến, khó nhận diện hơn.
Khi giáo viên nói mà học sinh chỉ cười trừ, gãi đầu hay không hùa theo chứng tỏ đang có dấu hiệu "bạo lực tinh thần" dù có thể với thầy cô đó là điều sáng suốt nhưng với học trò đó là điều xúc phạm vào cái tôi (đây là một biểu hiện tâm lý khi bị xâm phạm tinh thần của con người).
Chỉ khi tôn trọng người khác bạn mới có thể nhận được sự tôn trọng của họ dù bạn là ai đi nữa, dù là chính trị gia, thương gia, nông dân, bần cố nông, hay đại địa chủ, công nhân, lao công, thương gia, học sinh hay giáo viên...
Đừng bao giờ yêu cầu người khác làm điều mà bạn không hề làm cho họ. Khi bạn muốn người khác công nhận chính mình thì điều đầu tiên bạn cần làm là nên công nhận chính họ trước đã. Người trẻ, người mới vào nghề, thực tập... nên kính trọng người già, người nhiều tuổi nghề... và đừng bao giờ hằn học với họ.
Vì đơn giản "đừng bao giờ hằn học với những người đã xuất phát trước bạn, khi bạn còn ở trong bụng mẹ và trên con đường đua của chính bạn đừng bao giờ cố gắng đạp người đã chạy trước bạn xuống chỉ vì ghen tị hay hằn học. Mỗi chúng ta đều có đường đua của riêng mình. Và không ai biết được cái giá của sự thành công".
Những ai sẽ dạy "lễ"? Tất cả mọi người, nhưng trong gia đình phải kể tới bề trên gồm cha mẹ, ông bà. Trong trường học thì thầy cô sẽ dạy, nhưng thầy cô quan trọng nhất vẫn là giáo viên mầm non, cấp 1, cấp 2 (như đã chỉ ra ở phần "mục đích của trường học").
Văn - Văn hóa: Khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh:
- Phi vật chất như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị...
- Vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện...
Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Sau khi học "lễ" (các giải quyết mối quan hệ giữa người với người) thì chúng ta tiến tới việc giải quyết vấn đề giữa người với sự vật, hiện tượng (trong đó có cả người khác) bằng tri thức khoa học.
Để khởi nghiệp hay làm bất cứ việc gì con người cần tới bốn nguồn vốn đó là: Sức khỏe, tri thức, lòng can đảm và tiền vốn. Thế nên trong trường học thường nhất quán dạy "đức - trí - thể (sức khỏe) - mỹ (yêu cái đẹp, mĩ thuật, âm nhạc...)".
Theo VNE