Xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô của "ét vê" Cơ khí - Đại học Thủy lợi

(CTG) Khoa Cơ khí, trường Đại học Thủy lợi vừa tiến hành khai trương xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô tạiĐại học Thủy lợi – cơ sở Hà Nội.

Lễ cắt băng khai trương

Buổi lễ có đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo nhà trường, các hãng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, xe chuyên dùng trong và ngoài nước tới dự, thăm quan xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô tại Đại học Thủy lợi – cơ sở Hà Nội.

GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi lễ.

Lễ khai trương là một dấu mốc mới của Khoa Cơ khí nói riêng, trường ĐH Thủy lợi nói chung trong việc thực hiện mô hình đào tạo kết nối giữa trường Đại học - Doanh nghiệp theo hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp đến từ Nhật Bản chúc mừng Lễ khai chương Xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô khoa Cơ khi - ĐH Thủy lợi.

Mô hình đào tạo này là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường trải nghiệm và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong dịp Kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Thủy lợi.

Hiện nay,so với các nước trong khu vực,ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn với nền sản xuất trong nước. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp chiến lược dài hạn cho ngành công nghiệp ô tô để có thể phát triển trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.

Đông đảo sinh viên khoa Cơ khi tham gia buổi lễ khai trương

Mô hình đào tạo theo hướng ứng dụng nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập cho sinh viên. Loại hình đào tạo tự chủ, thích ứng nhu cầu thị trường này đang lôi cuốn nhiều trường đại học cải tiến phương pháp đào tạo đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Cơ sở giáo dục đại học và Doanh nghiệp cần phải đầu tư về con người và cơ sở vật chất phát huy tối đa nội lực, tận dụng triệt để các thế mạnh của các bên. Sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khẳng định cam kết của Nhà trường với doanh nghiệp và xã hội về đầu tư cho con người.

TS Đoàn Yên Thế - Trường khoa Cơ khi - ĐH Thủy lợi nêu những mục tiêu thực hiện trong việc gắn đào tạo với thực hành của sinh viên.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đoàn Yên Thế, trưởng khoa Cơ khí – ĐH Thủy lợi chia sẻ: Xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô thực hiện chiến lược của Nhà trường về việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.Đây sẽ trở thành khu thí nghiệm, thực hành, đồ án tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển nghiên cứu chế tạo,chủ trương huy động các nguồn lực trong và ngoài trường để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO, từ hình thành ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành. Các mục tiêu chính đối với chương trình đào tạo giúp sinh viên có năng lực chuyên môn thông qua việc tiếp thu khối kiến thức cơ bản về ngành nghề, có kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng thực hành và có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Xưởng thực hành đào tạo Kỹ thuật ô tô cũng là mô hình triển khai sự hợp tác khoa Cơ khí và các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mục đích gắn kết Cơ sở đào tạo – Doanh nghiệp.

Sinh viên thực hành sửa chữa ô tô tại xưởng

Tại buổi lễ, GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Đại học Thủy lợi nhấn mạnh đến các nội dung:Nhà trường luôn ưu tiên mô hình đào tạo ứng dụng Đại học - Doanh nghiệp, phát huy tối đa nội lực, tận dụng triệt để các thế mạnh của nhà trường, của khoa và của từng cá nhân trong đó. Sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khẳng định cam kết của nhà trường với doanh nghiệp và xã hội về đầu tư cho con người.

Nhà trường đánh giá cao sự phát triểnnăng động và hiệu quả củakhoa Cơ khí trong vấn đề gắn kết đào tạo với doanh nghiệp. Khoa đã tăng cường tham quan thực tập, nâng cao khả năng thực hành, trải nghiệm thực tế cho sinh viên để chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu của xã hội.

GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi và TS Đoàn Yên Thế - Trưởng khoa Cơ khi thăm mẫu ô tô trưng bày tại xưởng.

GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi, nhấn mạnhsẽhỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Xưởng thực hành đào tạo kỹ thuật ô tô, góp phần đào tạo ra những kỹ sư thích ứng tốt với bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, mang thương hiệu và đặc trưng của trường Đại học Thủy lợi trong thời đại mới.

Trong buổi lễ các doanh nghiệp, công ty, nhà trường còn trao đổi, định hướng phát triển sắp tới cho hhoa Cơ khí. Thông qua hợp tác với trường Đại học Thủy lợi, các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham quan, thực hành, thực tập, ứng dụng giữa lý thuyết được đào tạo trong trường Đạo học Thủy lợi vào trong thực tế ở doanh nghiệp.

Trường Đại học Thủy lợi, tiền thân là Học viện Thủy lợi điện lực được thành lập vào năm 1959. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, nhà trường luôn quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường trong các lĩnh vực: thủy lợi, kinh tế, quản lý, cơ khí, công nghệ thông tin...

Trường không ngừng đổi mới mục tiêu, chương trình, loại hình đào tạo để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc của ngành và nhu cầu xã hội. Trường đã liên kết với nhiều trường Đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các trường, các doanh nghiệp Nhật Bản trong chương trình trao đổi sinh viên, thực tập sinh, và các chương trình hợp tác đào tạo và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, tạo điều kiện việc làm cho sinh viên sang thị trường Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA), Nhật Bản cũng đã và đang hỗ trợ cho nhà trường về hợp tác liên kết với các trường công nghệ Nhật Bản trong công tác đào tạo hướng nghiệp của Nhật Bản.

Theo TTTĐ