Dạ Thảo
Để làm ra được sản phẩm, phải qua rất nhiều công đoạn, như: phơi khô vỏ tôm, rửa sạch, khử khuẩn vỏ, nghiền thành bột rồi pha trộn với giấm gạo . Ban đầu, nhóm ra chợ xin vỏ tôm bỏ đi của tiểu thương bán hải sản. Từ công thức riêng, nhóm pha trộn để ra sản phẩm cuối cùng. Sau hơn 2 tháng nhóm sinh viên cũng đã hình thành được sản phẩm. Tiếp theo là thử nghiệm sản phẩm trực tiếp lên trái cây, sau đó đóng chai, thiết kế bao bì, phát triển sản phẩm, khảo sát thị trường và bán sản phẩm.
Thân thiện với môi trường
Nguyễn Ly Phương Trang cho biết nhóm đã ra các chợ trái cây, đứng ở tận quầy bán để khảo sát nhu cầu. Hay lên tận các vườn trái cây ở Củ Chi để thử nghiệm. Bên cạnh đó, nhóm còn áp dụng, bảo quản cho bếp ăn từ thiện khi bảo quản rau củ để lâu ngày.
Phương Trang nói thêm, ưu điểm của sản phẩm này sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với con người và trái cây. "Ví dụ như trái mận để trong môi trường bình thường trong 3 đến 5 ngày trái sẽ hư. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này mận sẽ giữ được gần 10 ngày", Trang chia sẻ.
"Ngoài ra, sản phẩm còn tạo thành vòng tròn tái chế sinh học. Tức là, khi pha với nước để ngâm trái cây và sau đó có thể dùng nước bỏ đi này để bón cho cây trồng", Tín nói.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là chưa bảo quản được các loại trái cây có vỏ dày như sầu riêng, mít và trái bơ…
Nhóm sinh viên này giành giải đặc biệt trong cuộc thi khởi nghiệp ở trường
Theo Tín, nhóm sẽ phát triển dự án khởi nghiệp qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu gồm bán ở chợ và các sàn thương mại điện tử. Giai đoạn hai sẽ bán ở siêu thị, tiếp theo sẽ mở cửa hàng trái cây sạch và sử dụng sản phẩm bảo quản của mình. Và kế tiếp sẽ bán cho các công ty nhập khẩu trái cây… Khách hàng mà nhóm muốn hướng tới là người nội trợ, sinh viên, hộ gia đình, thương lái, nhà máy nhập khẩu trái cây, người nông dân… Với nhóm, khó khăn lớn nhất là kinh nghiệm, tài chính và những thiếu sót về quy trình chất lượng sản phẩm.
Vừa qua, chế phẩm sinh học từ vỏ tôm bảo quản trái cây lâu hơn đoạt giải đặc biệt cuộc thi khởi nghiệp "Ra khơi" năm 2023 của Trường ĐH Văn Lang tổ chức.
Ông Lâm Minh Chánh, Sáng lập và Chủ tịch Học viện Kinh doanh & Tài chính BizUni, nhìn nhận dự án biến vỏ tôm thành phế phẩm bảo quản trái cây rất tiềm năng. Sản phẩm phù hợp, gần gũi với nhiều người và vị trí của sinh viên khi khởi nghiệp hiện nay. Điểm đặc biệt của sản phẩm này ở dạng lỏng, dễ sử dụng và hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, trong tương lai sản phẩm này sẽ có nhiều cạnh tranh bởi trên thị trường cũng đã có sản phẩm tương tự. Vẫn cần thời gian thẩm định thêm các chức năng vốn có của sản phẩm. Nếu đi đúng hướng, ông Chánh tin rằng dự án khởi nghiệp từ vỏ tôm này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn sau này.
Theo TNO