Còn nhớ cách đây 1 năm, thời điểm cả nước đang phải gồng mình chống dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1.4.2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
|
|
|
Nhớ lại thời điểm cách đây 1 năm, Nguyễn Viết Dũng (28 tuổi, ngụ đường Lam Sơn, Q.Tân Bình, TP.HCM) kể lại trong thời gian cách ly, Dũng như ngừng hoạt động, mọi sinh hoạt gói gọn trong 4 bức tường và đặc biệt đã tự tay nấu ăn.
Dũng đã làm quen với cách làm việc trực tuyến. Ngoài ra, Dũng dành thời gian chăm chút cho bản thân nhiều hơn, tự tập thể thao tại nhà, dọn dẹp phòng...
|
|
|
Sự bình tĩnh là điều mà Nguyễn Thị Thanh Thúy (29 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ đường Cao Lỗ, Q.8, TP.HCM) học được. Thúy cho biết, trước đây nghe các từ khóa như Covid-19, dương tính, cách ly, phong tỏa, giãn cách… cảm thấy hoảng loạn và âu lo.
“Sau này thì tôi thấy bình tĩnh, bởi mình hiểu được rằng âu lo không giải quyết được gì mà khiến cho mọi thứ rối ren hơn, tâm mình không bình an thì không làm được việc gì hiệu quả. Khi bình an, tôi cũng biết được cách phòng tránh Covid-19 và nhắc nhở những người thân của mình tuân thủ đúng. Khi đó, sự lạc quan, sống an nhiên, tự tại cũng là một liều vắc xin đề kháng lại những vi rút tiêu cực.
|
Còn Võ Văn Đạt (30 tuổi, nhân viên IT cho một công ty công nghệ tại Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết khi thực hiện cách ly xã hội Đạt ở nhà nhiều hơn hay chiếc khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi bước ra khỏi nhà. Nhưng qua đó Đạt biết cách sống chậm hơn, dành nhiều thời gian nghiên cứu học hỏi về chuyên môn, các kiến thức mới trên mạng. Cảm nhận được thứ quý giá nhất chính là sự tự do đi lại thoải mái khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Nguồn: TNO